Đỉnh Pháp Vương ads

Tác dụng của Lá Lốt đối với Đàn Ông? Dùng thế nào mới Tốt?

Tác dụng của Lá Lốt đối với đàn ông

Lá lốt là một trong những loại rau rất quen thuộc với chúng ta. Sử dụng lá lốt trong các món ăn hoặc các bài thuốc dân gian đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Vậy riêng với đàn ông thì lá lốt có những tác dụng gì? Các bạn có thể tham khảo ở nội dung bài viết dưới đây:

Lá lốt là cây gì?

Lá lốt là một loại cây thân thảo, ưa sống ở vùng nhiệt đới ẩm có tên khoa học là piper lolot thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae).

Cây lá lốt có độ cao trung bình từ 30 – 40 cm, thân chia làm nhiều đốt nhỏ. Lá đơn, tán xòe rộng với nhiều gân xanh nổi trên bề mặt, hoa thường mọc thành cụm ở nách lá, có màu trắng và thường cho quả mọng chứa hạt bên trong.

Nên xem: Những thực phẩm giàu chất Kẽm dành cho Nam Giới

Là loại cây mọc hoang, dễ tìm và có thể thu hoạch vào bất kỳ mùa nào trong năm mà chất lượng không bị giảm sút và sử dụng dưới dạng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Tác dụng của lá lốt trong đông y

Lá Lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Quy hai kinh: tỳ, vị.

Cây lá lốt thường gặp xung quanh vườn nhà
Cây lá lốt thường gặp xung quanh vườn nhà

Thành phần hóa học: chứa ancaloit và tinh dầu (như benzylaxetat, β – caryophylen…)

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Công dụng:

Lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp, chỉ thống, hạ khí, tiêu thực, kiện vị, cầm nôn, kháng viêm, chuyên trị các bệnh:

  • Giải cảm, trị đau đầu.
  • Đau nhức xương khớp, tay chân tê bại.
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng do lạnh, buồn nôn.
  • Chữa đau nhức răng, viêm răng lợi.
  • Các trường hợp ra nhiều mồ hôi ở tay, chân do phong thấp…
  • Điều trị triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi.
  • Hỗ trợ hoặc dùng cùng các vị thuốc khác chữa viêm nhiễm vùng kín ở cả nam và nữ giới
  • Phù thũng do suy thận.
  • Dùng kết hợp cùng lá đậu ván trắng và lá khế để giải độc do rắn cắn hoặc say nấm độc

Và bên cạnh những công dụng được kể trên, cây lá lốt còn ưu ái dành tặng riêng những lợi ích nào khác cho các quý ông sau khi sử dụng, chúng ta cùng theo dõi tiếp các mục dưới đây!

Tác dụng của lá lốt với đàn ông

Lá lốt cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

  • Với các vitamin và khoáng chất (như vitamin C, magie, phospho, kali…), protein thực vật, chất xơ… cùng mùi thơm nồng, lá lốt được sử dụng trong chế biến các món ăn giúp tăng cường năng lượng trong các hoạt động và nâng cao sự dẻo dai, gia tăng phong độ cho các chàng khi làm “chuyện ấy”.

Lá lốt cải thiện tình trạng cương cứng của “cậu nhỏ”

  • Sau khi được sử dụng, nhờ vào tính chất vốn có (vị cay nồng, tính ấm), lá lốt góp phần thúc đẩy lượng máu lưu thông được nhiều hơn tới các cơ quan của cơ thể, trong đó có bộ phận sinh dục khiến cho dương vật được cương cứng lâu hơn và duy trì dài hơn trong khi “yêu”.

Lá lốt giúp giảm đau, hạn chế viêm nhiễm

  • Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, lá lốt theo y học hiện đại có chứa các thành phần tự nhiên có tính kháng viêm, giảm đau.
  • Chính vì thế ngoài tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý khiến chàng tự ti trong khi giao tiếp như ra mồ hôi nhiều ở tay chân, mùi hôi ở miệng do đau nhức, viêm nhiễm răng lợi… Lá lốt còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục như viêm tinh hoàn, yếu sinh lý… – một trong những nguyên nhân gây gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và tình dục ở nam giới.

Những bài thuốc và món ăn từ lá lốt giúp ích cho phái mạnh

Một số bài thuốc cải thiện sức khỏe cho quý ông

Chữa viêm tinh hoàn

  • Chuẩn bị: bốc 01 thang gồm lá lốt, lệ chi, bạch truật mỗi vị 12gr, bạch linh 10gr, trần bì 10gr, phòng đảng sâm, sơn thù 6gr mỗi loại, sinh khương 21gr, hoàn kỳ 5gr, cam thảo 4gr.
  • Tiến hành: cho thang thuốc vào bình sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Đem ủ dùng thành nhiều đợt trong ngày.

Chữa yếu sinh lý ở nam giới

  • 7 – 10 lá lốt tươi đem đi rửa sạch, để ráo. Hành khô gọt vỏ, rửa sạch rồi đem bào mỏng đem ngâm với nước mắm chua ngọt 15 phút (bạn cũng có thể chần nhanh hành qua nước sôi để bớt hăng). Sau đó dùng lá lốt cuốn hành lá ăn, từ 3 – 4 lần/tuần.

Chữa đau nhức xương khớp

Lá lốt thường được dùng trong chữa trị viêm đau, nhức xương khớp khi trời lạnh:

  • Cách 1: 20gr lá lốt khô, 16gr gai tầm xoọng, 12gr thiên niên kiện, đem tất cả sắc với 400ml nước đun sôi còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Đem chia ra uống trong ngày. Dùng liên tục trong 07 ngày.
  • Cách 2: lấy 15gr mỗi loại rễ cây vòi voi, rễ cây cỏ xước, rễ cây bưởi mang đi thái mỏng, sao vàng. Sau đó cho tất cả vào nồi sắc với 600ml nước tới khi còn 200ml thì dùng 3 lần/ngày trong 01 tuần liên tục.
  • Cách 3: Dùng khoảng 15 – 30gr lá lốt tươi, sắc với nước, chia đều thành 3 lần uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
Ngâm chân với lá lốt giúp giảm đau
Ngâm chân với lá lốt giúp giảm đau

Điều trị ra mồ hôi chân, tay nhiều

  • Cách 1: Dùng 30gr lá lốt thái nhỏ rồi đem sao vàng hạ thổ rồi cho vào nồi sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp, đem chia uống 2 lần/ngày, dùng thành từng đợt kéo dài 7 ngày, mỗi liệu trình cách nhau 3 – 4 ngày.
  • Cách 2: Dùng 30gr lá lốt tươi đun cùng 01 lít nước cùng một chút muối hạt cho tới khi sôi, đun thêm khoảng 03 phút nữa thì tắt bếp, để nước nguội bớt rồi đem ra rửa tay, ngâm chân trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày rồi nghỉ để chuyển sang đợt dùng mới.

Trị mụn nhọt

  • Lá lốt, lá ráy, lá chanh, lá tía tô: mỗi loại 15gr đem rửa sạch giã nát đem đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
  • Thêm vào đó, dùng vỏ cây chanh khô tán nhỏ thành bột rắc lên vùng da bị thương tổn.
  • Thực hiện 01 lần/ngày và dùng liên tục trong 03 ngày sẽ thấy tiến triển rõ rệt.

Đau răng, viêm lợi:

  • Dùng 5 – 10 lá lốt tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 200ml nước tới khi sôi thì để nguội làm nước súc miệng trong ngày.

Món ngon dễ làm từ lá lốt

Chân dê hầm lá lốt

Chuẩn bị:

  • Chân dê 04 cái làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
  • Lá lốt 10 lá đem rửa sạch, để ráo rồi thái sợi.
  • Gừng tươi 30gr: rửa sạch, cạo vỏ, đem đập dập.
  • Hành tím 50gr: băm nhỏ.
  • Gia vị : mắm, muối, mì chính, hạt tiêu…

Tiến hành:

  • Cho chân dê vào nồi cùng 01 lít nước đun sôi, sau đó để nhỏ lửa đun liu riu khoảng 20 phút thì cho tiếp lá lốt, gừng tươi, hành tím đã chuẩn bị vào đun sôi cho tới khi chín nhừ. Cuối cùng là nêm nếm gia vị vừa ăn, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Có thể bạn chưa biết: Những tác dụng hữu ích của Rượu táo mèo đối với đàn ông

Chả cuốn lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200gr  thịt lợn băm nhỏ đem ướp cùng một chút muối, tiêu, dầu ăn, nước mắm.
  • Lá lốt 15 -20 lá, chọn lá to, lành đem rửa sạch, để ráo dùng để gói thịt và 02 lá thái nhỏ cho cùng vào thịt băm.
  • Trứng gà: 02 quả
  • Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn.
Chả cuốn lá lốt
Chả cuốn lá lốt

Tiến hành:

  • Phần nhân: Đem thịt đã ướp trộn cùng trứng gà, cùng lá lốt băm nhuyễn (02 lá).
  • Tiếp đó, rải lá lên mặt phẳng thuận tiện, cho một thìa thịt băm đã ướp lên trên lá cuộn lại, cứ thế cho đến hết.
  • Đặt nóng chảo rồi cho dầu ăn vào tới khi sôi thì thả từng miếng chả đã cuốn vào chiên tới khi vỏ ngoài ánh vàng nâu thì bày ra đĩa thưởng thức.

Rạm rang lá lốt

Chuẩn bị:

  • Cua rạm: 300 gram, đem xóc sạch, tác mai và yếm rạm bỏ riêng, khều lấy gạch rạm. Tiếp đó, cho rạm đã tạch yếm vào âu và ướp rạm cùng nửa muỗng cà phê muối, một chút đường, mì chính trong vòng 10 phút.
  • Lá lốt 10 -15 lá đem rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ thành sợi.
  • Tỏi băm nhuyễn: 01 thìa cà phê
  • Gia vị: mắm, muối, mì chính, dầu ăn, đường.
Rạm rang Lá Lốt
Rạm rang Lá Lốt

Tiến hành:

  • Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào tới khi dầu nóng thì cho 01 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn vào phi vàng thì cho tiếp phần rạm vừa ướp trên vào đảo đều cho tới khi rạm chín và giòn đều (khoảng 10 phút) thì nêm thêm gia vị vừa ăn theo sở thích.
  • Cuối cùng bạn cho lá lốt thái nhỏ vào đảo đều vài lượt rồi tắt bếp bày ra khay ăn kèm cơm nóng hoặc cho chàng nhâm nhi cùng bạn bè.

Bò cuốn lá lốt nướng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt bò băm hoặc xay nhuyễn: 500gr
  • Thịt heo hoặc giò xay 150gr
  • Lá lốt chọn 20 -25 lá to, lành mang rửa sạch, để ráo.
  • Cây sả: 02 cây đem rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Lạc (đậu phộng) đã rang chín tách hạt 100 – 200gr
  • Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, tiêu…

Cách Làm:

  • Đem trộn đều thịt bò, thịt lợn và sả cùng muối, mì chính, tiêu và một chút dầu ăn.
  • Trải từng lá một trên thớt rồi đem 1 muỗng thịt trộn phết lên cùng 2 – 4 hạt lạc, tiêu và đem cuốn lại cho chặt tay rồi ghim lại để giữ cố định cuốn bò lá lốt trên. Cuốn cho tới
  • khi hết nguyên liệu, làm que tre xiên lại 4 – 5 cuốn rồi đem nướng trên bếp than củi. Sau khoảng 15 phút là bạn đã có thể cắn những miếng lá lốt cuốn thịt bò ngon tuyệt cùng bún, rau sống và mắm nêm tự chế.
  • Lưu ý: khi nướng bạn nhớ phết thêm dầu ăn lên mắt lá cuốn bò để không bị cháy và giúp món ăn thơm  ngon hơn. Khi thấy mặt lá lốt héo héo tái lại thì trở mặt.

Cháo lươn, lá lốt

Chuẩn bị:

  • 400 gr lươn sơ chế sạch, lọc xương và thịt để riêng.
  • Lá lốt 05 lá đem rửa sạch, để khô rồi thái nhỏ.
  • Hành tím băm nhuyễn 2 thìa cà phê.
  • Gia vị: hạt tiêu, muối, nước mắm, mì chính…

Tiến hành

  • Dùng xương đun cùng 700ml nước tới khi sôi thì chắt lấy phần nước cho vào nồi cùng 02 nắm gạo tẻ và 01 nắm gạo nếp đem nấu thành cháo nhừ.
  • Thịt lươn thái miếng ướp cùng 01 thìa hành tím, tiêu, muối. rồi đem hấp chín. Tiếp đó, đem phần hành tím còn lại phi phơm rồi trụng hết phần thịt lươn vừa hấp vào xào tới khi săn lại rồi cho vào nồi cháo ninh nhừ khuấy đều và nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.

Ngoài ra còn rất nhiều món ngon được chế biến từ lá lốt mà ta khó có thể cưỡng lại muốn ăn mãi không thôi. Vậy lá lốt có ăn sống được không? Và thực sự ăn nhiều lá lốt sẽ tốt cho nam giới như chúng ta nghĩ?

Một số câu hỏi thường gặp về sử dụng lá lốt.

Ăn sống lá có được không?

  • Câu trả lời là có bạn nhé! Công dụng của lá lốt sẽ không có thay đổi dù có được nấu chín hay khi được ăn sống. Ta có thể gặp lá lốt sống được ăn kèm trong món mực hấp giúp gia tăng mùi vị cho món ăn.
  • Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một nơi cung cấp uy tín và đảm bảo. Trước khi dùng để ăn sống nên rửa sạch và có thể ngâm nước muối hoặc thuốc tím để loại bỏ phần nào các tác nhân gây hại tiềm tàng trong đó tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn lá lốt.

Vậy ăn nhiều lá lốt có sao không?

  • Lá lốt không gây độc nhưng sử dụng quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau bụng… nhất là những người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh dạ dày hay kích ứng niêm mạc ruột.
  • Nên dùng một lượng vừa đủ cho mỗi bữa và cách quãng trong thời gian sử dụng, thông thường từ 50 – 100gr. Tránh dùng quá 100gr mỗi ngày hoặc dùng lá lốt với lượng lớn trong nhiều ngày. Vì nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra những hệ lụy như người sử dụng.
  • Không nên sử dụng lá lốt cho những nam giới đang mắc táo bón, nhiệt miệng hoặc nóng bức trong người
  • Không được dùng cho trường hợp có cơ địa dị ứng với lá lốt (rất hiếm gặp)

Dùng lá lốt trị yếu sinh lý có hiệu quả không?

  • Như đã tìm hiểu ở trên thì lá lốt giúp nam giới cải thiện chức năng sinh lý và hạn chế viêm nhiễm. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị còn phụ thuộc vào thể trạng và mức độ của bệnh lý gặp phải.
  • Do đó, ngoài việc sử dụng lá lốt để hỗ trợ thì việc đi thăm khám trị cơ sở chuyên khoa là điều nên làm cùng với việc kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.

Trên đây là lời giải đáp cho những công dụng của lá lốt đối với nam giới. Tham khảo thêm các bài viết hay, bổ ích khác về dinh dưỡng đối với sức khỏe của nam giới tại đây.

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.