Đỉnh Pháp Vương ads

Ăn Tỏi có tác dụng gì với Nam Giới? Ăn nhiều có tốt không?

Tác dụng của Tỏi đối với Nam Giới

Tỏi – một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người mà không phải ai cũng nắm rõ. Vậy tỏi có tác dụng như thế nào đối với nam giới? Và có phải chỉ cần ăn nhiều tỏi là tốt hay không? Bài viết sau đây chương trình Đỉnh Pháp Vương sẽ chia sẻ chi tiết đến các bạn:

Mô tả đặc tính của cây tỏi

Cây tỏi có tên khoa học là Allium sativum L, thuộc họ Hành (Alliaceae), sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt đới ẩm, được gieo trồng và thu hoạch theo mùa vụ (thường bắt đầu từ đầu đông và thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân).

  • Theo Đông y, tỏi có vị cay nồng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, phế, thận có tác dụng làm ấm tỳ vị, hành khí, tiêu phù thũng, giải độc, sát trùng….
  • Bộ phần dùng: toàn cây trừ rễ, trong đó củ thường được dùng nhất.
  • Thành phần hóa học: được nhắc đến đầu tiên là tinh dầu (các hợp chất sulfur…), tiếp đến là các vitamin ( vitamin A, B1, B2, B6, B9, C) và khoáng chất (Se, K, Mg, Zn…) cùng chất đạm, chất xơ….
Hình ảnh cây tỏi thường gặp
Hình ảnh cây tỏi thường gặp

Những điều bạn chưa biết về: Tác dụng của lá hẹ đối với đàn ông

Tác dụng của tỏi đối với nam giới

Tỏi được ví như là một vị thuốc quý, được đông y khuyên dùng. Trên thực tế có những ngôi làng chuyên trồng tỏi và tuổi thọ của những người yêu thích ăn tỏi ở ngôi làng này rất nhiều người trên 100 tuổi (nguồn vnexpress). Riêng đối với nam giới, tỏi còn có nhiều tác dụng tuyệt vời như:

Tăng cường khả năng miễn dịch

  • Hợp chất allicin và vitamin C có trong tỏi tác động vào các tế bào miễn dịch và kích thích sinh sản tế bào bạch cầu nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể hạn chế tổn thương do các gốc tự do, làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Sát khuẩn, chống viêm: Được coi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus… Tinh dầu tỏi còn được dùng để sát khuẩn, tiệt trùng. Nhờ đó mà người ta thường dùng tỏi trong điều trị cảm lạnh, cúm hoặc điều trị mụn trứng cá…

Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng

  • Kẽm và vitamin B6 là những nhân tố vàng trong việc thúc đẩy sự sản sinh testosterone – hormone nam đảm nhận chức năng phát triển đặc tính nam và duy trì nòi giống, làm chậm quá trình mãn dục.
  • Bên cạnh đó, kẽm còn làm tăng khả năng chuyển động của tinh trùng trong quá trình tìm trứng thụ tinh làm giảm thiểu thương vong cho các tinh binh và tăng khả năng thụ thai.
  • Vitamin C cùng các chất oxy hóa giúp ngăn chặn tổn thương từ các gốc tự do tới tinh trùng giúp đảm bảo chất lượng tinh trùng.
Tỏi tăng chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới
Tỏi tăng chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới

Kéo dài thời gian quan hệ

Hợp chất allicin có trong tỏi giúp sản sinh nitric oxide synthase – enzyme làm các cơ của dương vật giãn ra cho phép lưu lượng máu tới thể hang của “cậu nhỏ” nhiều hơn, làm nó cương cứng giúp nam giới kéo dài cuộc yêu cùng bạn tình và gia tăng ham muốn tình dục.

Cung cấp năng lượng, nâng cao thể lực cho nam giới

Tỏi chứa một hàm lượng tương đối lớn các vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu như selen, kali, photpho, canxi…góp phần nâng cao thể trạng, loại bỏ tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, trong tỏi còn có một số tiền chất sau khi được hấp thụ sẽ tham gia vào hoạt động của cơ bắp. Từ đó, giúp nam giới gia tăng sự dẻo dai, khả năng chịu đựng và khỏe khoắn khi làm mọi việc.

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa

Giúp chắc xương, giảm đau nhức xương khớp

  • Các enzyme cũng như hàm lượng mangan, kẽm cao có trong tỏi là những chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp trong việc tái tạo các mô liên kết, hình thành xương và hấp thụ canxi trong máu.
  • Đồng thời chứa chất chống oxy hóa ức chế sự tấn công của các gốc tự do lên xương khớp, bên cạnh đó, tinh dầu tỏi (diallyl disulfide, diallyl trisulfide) có tính kháng viêm tốt giúp hạn chế viêm khớp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Bảo vệ hệ tim mạch, kiểm soát huyết áp

Tỏi là vị thuốc giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh
Tỏi là vị thuốc giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh
  • Một đời sống tình dục tốt không thể thiếu một trái tim khỏe mạnh. Tỏi có công dụng bảo vệ hệ tim mạch nhờ khả năng làm giảm hàm lượng triglycerid, cholesterol xấu (LDL) và tăng nồng độ cholesterol có lợi (HDL) trong máu làm hạn chế tình trạng xơ cứng hay tạo mảng bám thành mạch và giảm thiểu chuyển hóa mỡ trong máu.
  • Hợp chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh từ tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất tế bào nội mạc và gây giãn mạch từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả, đặc biệt chiết xuất từ tỏi giúp giảm huyết áp cao trong nhiều tuần liền.

Tuy nhiên ăn nhiều tỏi có tốt không?

Thực tế “cái gì quá nhiều cũng không tốt” và thật vậy, khi nam giới dùng quá nhiều tỏi trong cùng một lúc hay dùng nhiều thường xuyên kéo dài sẽ dẫn đến:

  • Gây ra hơi thở có mùi hôi hoặc mồ hôi tiết da có mùi khó chịu (đặc biệt là khi vận động mạnh) sau khi ăn tỏi khiến bạn kém tự tin trong giao tiếp.
  • Tình trạng đau đầu hay chóng mặt cũng thường bắt gặp ở người sử dụng quá nhiều tỏi và biểu hiện rõ nét nhất ở người có huyết áp thấp..
  • Bị nổi mẩn hay phát ban trên da do hàm lượng allinase có trong tỏi tăng cao trong máu do ăn lượng lớn trong nhiều ngày.
  • Tỏi có tính cay, nóng, do đó khi ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ khiến bạn cảm thấy nôn, buồn nôn, chướng bụng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa, kích ứng niêm mạc dạ dày…
  • Tỏi có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể đến các cơ quan, nhưng nếu ăn nhiều tỏi sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Gây độc cho gan, làm tổn thương các tế bào gan do lượng hợp chất được tích tụ nhiều sau khi ăn một lượng lớn tỏi trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng tới thị lực của mắt, gây chảy máu ở mắt hoặc làm các bệnh viêm nhiễm (như viêm kết mạc, viêm mống mắt…) tiến triển nặng hơn do tỏi kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.

Ăn bao nhiêu tỏi là đủ?

Lượng tỏi được khuyên dùng trong ngày không quá 15gr, tương đương với sử dụng khoảng 01 – 2 nhánh tỏi tươi/ ngày, thay vì sử dụng nhiều và liên tục làm nồng độ khí hydrogen sulfide có trong tỏi tăng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Bạn nên xem: Những tác hại khôn lường của rượu bia đối với sức khỏe tình dục nam giới

Cách sử dụng tỏi tốt cho sức khỏe Nam Giới

Ăn tỏi tươi: nên dùng mỗi ngày khoảng 10gr tỏi tươi băm.

Dùng tỏi nấu ăn: Góp hương vị cho các món ăn: rau muống xào tỏi, bí đỏ xào tỏi… (tỏi được nấu chín).

Tỏi ngâm giấm:

Nên thường xuyên chuẩn bị sẵn món tỏi ngâm dấm trong bếp
Nên thường xuyên chuẩn bị sẵn món tỏi ngâm dấm trong bếp

Công dụng của tỏi sẽ tăng lên nhiều lần nhờ vào việc kết hợp với dung dịch có chứa acid như dấm, chanh, quất… có tác dụng cải thiện tình trạng yếu sinh lý, tăng sức đề kháng. Có 02 cách làm sau:

  1. Tỏi sau khi được rửa sạch, bóc vỏ thì đem cắt lát và ớt tươi thái lát bỏ vào hộp cùng giấm trắng (tỉ lệ 1:3), sau đó đậy kín hộp để nơi khô thoáng và có thể dùng sau đó 01 tháng.
  2. Dùng 50gr tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát. Dùng 01 thìa cà phê nước này trước mỗi bữa ăn/ ngày, cho tới khi hết rồi nghỉ để chuẩn bị sang liệu trình khác.

Tỏi ngâm rượu: Thường được dùng trong trong xoa bóp, giải cảm…

  1. Cách làm: Tỏi rửa sạch, bóc vỏ rồi đập dập cho vào trong hũ cùng rượu trắng (theo tỉ lệ 1: 4 tương đương 25gr tỏi tươi/ 100ml rượu trắng), tiếp đó đậy kín hũ rượu tỏi rồi đem để nơi râm mát. Sau 07 ngày là có thể dùng, mỗi lần dùng 25ml, ngày 02 lần.

Tỏi ngâm mật ong: Được dùng trong chữa viêm họng, đau dạ dày và dưỡng da.

Tỏi ngâm mật ong
Tỏi ngâm mật ong
  1. Cách làm: 20gr tỏi khô được bóc vỏ, cắt nhỏ cho vào hũ cùng 100gr mật ong nguyên chất, sau đó đậy nắp, bảo quản ở nơi râm mát và có thể sau 3 tuần.
  2. Điều trị viêm họng: Lấy khoảng 6 nhánh tỏi ngâm mật ong ngậm trong ngày, chia đều thời gian dùng và giảm dần số tép tỏi vào ngay hôm sau.

Dùng tỏi kết hợp với chè tươi

  1. Đun sôi 100gr lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5gr tỏi đã bóc vỏ và đập dập và đun sôi thêm khoảng 01 -2 phút rồi tắt bếp, đem ủ ấm. Dùng làm nước uống hàng ngày.
  2. Ngoài ra, bạn có thể dùng nhào bột trà xanh bọc lấy tỏi mang đi hấp giúp làm mất mùi vị nhưng vẫn đảm bảo công dụng của tỏi cho người sử dụng.

Ngoài ra có thể dùng bằng cách chiết xuất làm tinh dầu tỏi. Đem lên men tỏi thường ở điều kiện nhất định làm tỏi đen.

Lưu ý trong dùng tỏi

Những điều nên chú ý khi ăn tỏi

  • Không nên ăn nguyên cả tép tỏi, thay vào đó nên băm nhỏ hoặc đập dập để ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi sử dụng, điều này sẽ giúp giải phóng alinase sang anilin để tạo thành hợp chất allicin.
  • Trong chế biến tỏi không sử dụng nhiệt độ cao và kéo dài quá 15 phút vì sẽ vô tình làm vô hiệu hóa các chất có lợi trong tỏi.
  • Không nên ăn quá nhiều một lúc hay dùng liên tục trong nhiều ngày với lượng lớn.
  • Tránh dùng khi bụng đói sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như kích ứng niêm mạc dạ dày…
  • Không sử dụng kết hợp cùng lúc với thịt gà, thịt chó, cá trắm hay trứng để tránh gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu…
Sử dụng tỏi đúng cách để không gây tác dụng phụ cho sức khỏe
Sử dụng tỏi đúng cách để không gây tác dụng phụ cho sức khỏe

Các đối tượng không nên sử dụng

  • Đang bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì nếu ăn sẽ khiến tình trạng sức khỏe của người dùng biến chuyển xấu hơn.
  • Nam giới có thể trạng yếu, suy nhược không nên ăn tỏi vì ăn tỏi nhiều sẽ gây sinh đờm, phát nhiệt, hao mòn khí huyết.
  • Không nên dùng tỏi cùng tỏi cùng khoảng thời gian với dùng thuốc chống đông hay ngưng kết tập tiểu cầu như aspirin, warfarin… nhằm tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Tránh sử dụng trực tiếp tỏi hay các chế phẩm từ tỏi cho bệnh nhân chuẩn bị có can thiệp ngoại khoa (ít nhất là 02 tuần trước và sau can thiệp), từ đó làm giảm nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật – một biến chứng có thể gây tử vong nếu không xử trí kịp thời.
  • Người có thị lực yếu hoặc mắc phải các bệnh về mắt
  • Các trường hợp có tiền sử bệnh gan.
  • Người có huyết áp thấp.
  • Không dùng cho người dị ứng với tỏi (hiếm gặp).

Nên thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Người bị nhiệt miệng hoặc đau dạ dày, tá tràng hoặc có hội chứng trào ngược thực quản
  • Dùng tỏi để điều trị mụn: Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút vì có thể gây bỏng rát.
  • Trong điều trị giun kim: có thể dùng đường uống hoặc thụt hậu môn bằng dịch chiết từ tỏi, tuy nhiên không được sử dụng quá liều tránh gây tình trạng tiêu chảy hoặc nặng hơn là viêm ruột.

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn tỏi sống hay nấu chín sẽ tốt hơn?

  • Thông thường các tác dụng cũng như chất dinh dưỡng của tỏi sẽ không mất đi khi bạn ăn sống hoặc nấu chín.
  • Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt nhất thì trước khi ăn sống hay nấu chín, bạn nên cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi ra và để ngoài không khí từ 10 – 15 phút thay vì cắt hoặc nuốt luôn tép tỏi nhằm kích hoạt các enzyme giúp phóng thích allicin – chất dinh dưỡng có lợi cho người sử dụng.
  • Đồng thời bạn nên tham khảo những lưu ý trong khi sử dụng tỏi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và người thân.

Tỏi đen là loại tỏi như thế nào?

  • Loại tỏi đen này không có sẵn trong tự nhiên mà là thành phẩm thu được sau quá trình lên men tỏi thường (có tép tỏi màu trắng đã được phơi khô).
  • Tỏi đen có màu đen nhánh, vị ngọt, dẻo và không bị cay hăng như tỏi thường, từ đó giúp chúng chiều lòng được cả những người không thích ăn tỏi thường trước đó.
  • Ngoài ra, quá trình lên men cũng làm gia tăng hàm lượng các thành phần dinh dưỡng có trong tỏi khiến chúng có công năng mạnh hơn tỏi thường trong việc nâng cao sức khỏe người sử dụng.
Hình ảnh tỏi đen
Hình ảnh tỏi đen

Tỏi mọc mầm ăn được không?

  • Tỏi mọc mầm khi ăn phải không những không gây độc mà còn cung cấp một lượng lớn các chất oxy hóa ngăn chặn tổn thương do các gốc tự do gây ra, cũng như làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể.
  • Do đó, bạn có thể dùng tỏi bị mọc mầm để chế biến thức ăn và chỉ nên bỏ nhánh tỏi đi khi có biểu hiện nấm mốc, bị úng nước hoặc thâm đen.

Hôi miệng sau ăn tỏi do đâu? Cách khắc phục

Nguyên nhân dẫn đến hơi thở của bạn có mùi khó chịu sau khi ăn tỏi:

  • Là do một hợp chất sunfua tên là Allyl methyl sulphide (AMS) không được phân giải và chuyển hóa tại dạ dày, ruột mà đi thẳng vào máu, cuối cùng được đào thải nhờ hệ bài tiết như qua da, nước tiểu, hơi thở. Và bạn cũng có thể gặp phải tình trạng hôi miệng này sau khi ăn hành, hẹ, dưa muối hoặc củ kiệu muối…

Cách khắc phục hơi thở nặng mùi sau khi ăn tỏi:

  • Cần tây: Bạn có thể chế biến thành món ăn hoặc nước ép hay đơn giản hơn là nhai sống vài nhánh cần tây trong hoặc sau bữa ăn.
  • Trà xanh: Bạn có thể nhai một vài lá trà hoặc dùng nước trà súc miệng để khử mùi tỏi sau khi đã kết thúc bữa ăn.
  • Chanh: Ngậm một lát chanh cắt nhỏ trong miệng hoặc dùng một ít nước cốt chanh pha sẵn súc miệng sau khi ăn.
  • Sữa bò: Một ly sữa tươi cũng là gợi ý ngăn ngừa mùi hôi trong hơi thở của bạn.
  • Nhâm nhi một ly cà phê không đường: Không chỉ làm cơ thể tỉnh táo mà còn hạn chế được mùi nồng trong hơi thở của bạn sau khi dùng bữa.
  • Muối: Hãy súc miệng bằng một cốc nước muối sẽ giúp bạn giảm thiểu mùi khó chịu do tỏi gây ra một cách nhanh chóng.
  • Baking soda: Giúp bạn đánh bay hơi thở khó chịu cũng như loại trừ mảng bám làm răng trắng sáng khi bạn dùng một chút bột baking soda để đánh răng hoặc pha cùng nước để súc miệng.

Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh và rèn luyện thể lực. Mong rằng những thông tin được cập nhật phái trên sẽ giúp ích cho bạn trong sử dụng tỏi đúng cách giúp đảm bảo sức khỏe và cải thiện đời sống tình dục của các chàng.

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.