Đỉnh Pháp Vương ads

Dạy trẻ tuổi dậy thì: Những điều bố mẹ cần làm là gì?

Kiểm soát quá nhiều khiến con cảm thấy khó chịu

Nuôi dạy con là một nghệ thuật được các bậc làm cha mẹ luôn cố gắng tích lũy trong quá trình đồng hành và mong muốn giúp trẻ tốt hơn từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, đặc biệt là khi con bước vào giai đoạn dậy thì – độ tuổi với nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ. Nhưng làm cách nào để làm bạn với con giúp trẻ dậy thì thành công, chúng ta cùng dành ít phút cho bài viết dưới đây nhé!

Tâm lý của trẻ tuổi dậy thì

Người xưa có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” và dạy con cũng thế, trước nhất ta cần hiểu được tâm lý của trẻ độ tuổi dậy thì này. Tò mò về giới tính với những thay đổi trên cơ thể của bản thân như sự phát triển của ngực hay sự xuất hiện kinh nguyệt… ở nữ giới; Mọc lông nách, lông mu hay ria mép và quá trình vỡ giọng… ở các chàng trai.

Quan tâm đến ngoại hình, thay đổi phong cách và chăm chút cho bản thân hơn. Hình thành tính độc lập, muốn được tự do làm điều mình thích nên tính cách thường ương bướng, lầm lì hơn trước trong nhiều chuyện để khẳng định cái tôi của bản thân, không muốn bị kiểm soát hay có sự can thiệp của bố mẹ.

Trẻ tuổi dậy thì có rất nhiều sự thay đổi
Trẻ tuổi dậy thì có rất nhiều sự thay đổi

Các bạn gái trong độ tuổi này thường nhạy cảm và dễ xúc động hơn khi trải qua những thay đổi của bản thân, ngược lại các bạn trai có tính khí cũng trở nên thất thường, thích ở trong thế giới riêng, tự thu mình lại và khám phá hơn là nói hết ra với cha mẹ.

Muốn kết giao với nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ xung quanh. Xuất hiện những cảm giác nhớ nhung, rung động đầu đời với một bạn khác giới. Các bạn trẻ, đặc biệt là các bé gái sẽ thường để ý đến cái nhìn của mọi người đối với mình hơn, so sánh với bạn bè cùng trang lứa về nhiều mặt như ăn mặc, học tập, ngoại hình, điều kiện gia đình…

Cũng chính vì thế mà nhiều bạn hình thành tính cách mới trở nên tự ti với bản thân khi không bằng người khác hay cũng có thể trở thành một người khó trị, kiêu căng và ức hiếp bạn bè…

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa

Vậy các bậc phụ huynh cần cư xử như thế nào với trẻ trong độ tuổi dậy thì này?

Hãy cho trẻ biết bạn luôn yêu thương và sẵn sàng chia sẻ với cùng trẻ.

Khoảng cách giữa hai thế hệ với những câu nói, hành động thường ngày đôi khi tạo nên rào cản tâm lý khiến cho trẻ khó mở lời trước với ba mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh nên sắp xếp thời gian dù công việc có bận rộn để nói chuyện với trẻ nhằm tránh tình trạng trẻ cảm thấy bị bỏ rơi mà tìm mọi cách để thu hút sự quan tâm như ăn mặc thiếu vải, tham gia nhóm xã hội, tự tử…

Chia sẻ cùng con nhiều hơn
Chia sẻ cùng con nhiều hơn

Đôi khi việc cho tiền trẻ để chi tiêu theo ý thích không bằng việc lắng nghe những lời con nói, hỏi han tình hình của trẻ, quan sát để giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn, sự yếu đuối hay cảm giác tự ti đúng lúc và tránh những sai lầm đến với trẻ bị lôi kéo vào thói xấu của xã hội.

Tôn trọng không gian riêng của trẻ

Trong giai đoạn này trẻ luôn khao khát được tự do, không muốn sự can thiệp quá sâu của bố mẹ vào trong các vấn đề liên quan tới trẻ. Chính vì thế bạn hãy hiểu và cho trẻ thời gian để lấy lại sự cân bằng trước những thay đổi của bản thân. Tuy nhiên, sự tự do của trẻ được thiết lập cùng các quy tắc trong gia đình để trẻ hiểu được mọi thứ đều có giới hạn nhất định, việc xây dựng thời gian biểu để làm mọi việc tốt hơn là điều nên làm.

Đánh giá sự nỗ lực của trẻ, khuyến khích và động viên trẻ theo đuổi đam mê của mình

Luôn khuyến khích và động viên để tạo ra động lực cho trẻ vượt qua những thay đổi của bản thân, trở nên tự tin theo đuổi đam mê của mình dù có thể hiện tại chưa làm được, ta có thể thực hiện vào một tương lai xa khi đã đầy đủ hành trang.

Cha mẹ không nên phán xét, chuyên quyền

Không gây áp lực về học tập, gia đình quá nhiều lên trẻ. Không bắt buộc trẻ phải làm theo ý muốn của bản thân. Đồng thời, khi để trẻ thực hiện điều trẻ muốn, bạn có thể phân tích và khuyên bảo trẻ được những mặt tích cực và mặt hại của vấn đề để trẻ có lựa chọn đúng đắn nhất. Hãy tha thứ khi trẻ phạm lỗi lầm nhưng theo một cách thông minh để giúp trẻ hiểu ra mình có lỗi chỗ nào, biết nhận sai và không phạm lỗi nữa để trưởng thành hơn, chứ không phải là cho qua theo kiểu tiếp tay cho trẻ thoát tội, đặc biệt khi mắc phải một sai lầm nhiều lần.

Kiểm soát quá nhiều khiến con cảm thấy khó chịu
Kiểm soát quá nhiều khiến con cảm thấy khó chịu

Không nên vội vã trách mắng hay đánh đập trẻ dựa trên sự so sánh trẻ với những bạn khác cùng lứa tuổi hay bậc tiền bối trên. Ngoài ra, bạn cũng không nên thể hiện các hình thức bạo lực khác trong gia đình hay ngoài xã hội trước mặt trẻ. Dù trong chuyện tình cảm, rung động đầu đời với bạn khác giới hãy nói chuyện một cách chân thành với trẻ về điều gì được và không được ở đây, đừng cản cấm vội có thể sẽ có tác dụng phản ngược lại bạn đó.

Giáo dục sức khỏe giới tính và sinh sản xen kẽ vào qua những câu chuyện thường ngày với trẻ như các chàng trai của chúng ta giấc mộng tinh hay vô tình bạn bắt gặp xem phim người lớn, hoặc chuyện có kinh nguyệt mỗi tháng hay dùng đồ nhỏ của bạn gái… Hãy bao dung và cho thấy được sự yêu thương ở bạn, trở thành tấm gương sáng để con noi theo nhờ vào hành động của bạn.

Không có con đường dẫn tới thành công nào rải hoa thơm mà không có những khó khăn cần vượt qua, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự tin giúp con vượt qua những sự thay đổi của bản thân để trưởng thành. 

 

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.