Đỉnh Pháp Vương ads

Lá Hẹ đối với Nam Giới – Những bài thuốc, món ăn cực kỳ hiệu quả

Tác dụng của lá hẹ đối với nam giới

Là một loại rau đồng thời là một vị thuốc rất quý nhưng có thể nhiều người chưa biết hết tác dụng của nó. Đó chính là lá hẹ, hay còn gọi là cây hẹ. Vậy thì cây Hẹ là cây gì, lá hẹ có giá trị dinh dưỡng như thế nào? tác dụng của lá hẹ đối với nam giới ra sao? Có những cách chế biến nào tốt?

Hôm nay chuyên mục dinh dưỡng của chương trình Đỉnh Pháp Vương sẽ giải đáp cho bạn đầy đủ những vấn đề cần thiết đó.

Cây Hẹ là cây gì? Thành phần dinh dưỡng ra sao?

Cậy hẹ là loại cây thân thảo sống lâu năm, có mùi nồng mà ấm của hành và tỏi. Chúng rất dễ trồng, đặc biệt là vùng có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Hẹ có danh pháp khoa học là Allium odorum L. , với nhiều cái tên gọi khác nhau như cửu thái, khởi dung thảo… được dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày đồng thời làm các vị thuốc dân gian.

Theo khoa học hiện đại phân tích 1000gram hẹ cung cấp cho ta khoảng 300calo năng lượng, nhiều chất xơ, 5 – 10gram protid, 5 – 30gram glucid, 89gram vitamin C, 20mg vitamin A, ngoài ra, còn có vitamin nhóm B, K cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…

Các thành phần, hợp chất này theo các nghiên cứu đem đến cho chúng ta nhiều công dụng bất ngờ. Vậy thì tác dụng cụ thể ra sao chúng ta cùng tìm hiểu

Tác dụng của Hẹ

Theo Tây y

  • Hẹ có nhiều chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp bổ dưỡng cơ thể, kích thích ăn ngon miệng, bổ mắt…
  • Giúp điều trị các chứng liên quan đến sinh lý nam, chữa đau mỏi lưng gối…
  • Hẹ có tính ấm và hàm lượng chất xơ nhiều giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt các vấn đề về đại tràng.
  • Làm giảm đường máu do tăng tính nhạy cảm với insulin.
  • Có chất allicin giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh về các bệnh mạch vành.
  • Thích hợp cho người cần năng lượng thấp. Giảm cân do chứa lượng calo năng lượng thấp.
  • Trong Hẹ có chất odorin – kháng sinh chống lại các loại vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Cùng với một số thành phần khác là lưu huỳnh và các flavonoid có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến… đem lại hiệu quả cao.

Xem thêm: Tác dụng của món cật lớn đối với tinh trùng?

Hot Icon Hiện nay nhiều nam giới gặp tình trạng Xuất Tinh Sớm nhưng không biết rằng, Xuất Tinh Sớm rất dễ khắc phục, chỉ cần bạn hiểu về cơ chế của nó. Xem ngay video dưới đây của bác sĩ Nguyễn Đình Bách để biết cụ thể hơn nhé:

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa

Để hiểu hơn, bạn có thể xem cách điều trị Xuất Tinh Sớm chỉ trong 30 ngày tại đây

Theo Đông y

“Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên” (trích Bản thảo thập di). Hẹ là một thức ăn – vị thuốc Đông y có tác dụng tốt nhất khi vào mùa xuân, mùa chất lượng cây hẹ đạt đỉnh cao. Hẹ có tác dụng bổ thận, tráng dương, giải độc, tán huyết… Cụ thể như sau:

  • Lá hẹ: có vị cay, hơi chua, tính ấm, có mùi hăng được dùng bổ thận, tráng dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
  • Hạt hẹ: có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng cố tinh, ôn trung, trợ khí, tán huyết, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ.
  • Củ, rễ hẹ: có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ huyết thường được dùng chữa các chứng đau tức ngực, bụng, ngứa,…đặc biệt, củ hẹ trị chứng di inh, mộng tinh, đau lưng rất tốt.

Ngoài ra chúng ta thường được người lớn tuổi dùng lá hẹ trị ho, chữa viêm tai giữa, dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng rất thuận tiện, dễ dàng. Đặc biệt ở nam giới bài thuốc chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ được rất nhiều người sử dụng. Chúng ta cùng theo dõi hướng dẫn cụ thể các bài thuốc cho từng vấn đề dưới đây.

Các bài thuốc Đông y từ hẹ

Các bài thuốc giúp điều trị và cải thiện sinh lý nam

1, Chữa xuất tinh sớm từ nước ép lá hẹ

Lá hẹ tươi khoảng 500gram rửa sạch, để ráo. Cho lá hẹ vào máy xay cùng một ít nước lọc, xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước hẹ uống 2 lần/ ngày, liên tục uống trong tuần.

2, Trị thận yếu, liệt dương, di tinh, mông tinh, đau mỏi lưng gối.

Dùng 250gram lá hẹ với 60gram nhân hồ đào xào chín bằng dầu vừng, ăn trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 01 tháng ta sẽ thấy được hiệu quả.

3, Chữa di tinh từ hẹ và gạo nếp.

Hẹ và gạo nếp, mỗi thứ 100gram đem bỏ vào nồi nấu nhừ, để phơi sương qua 01 đêm rồi ăn luôn một lúc vào bữa sáng hôm sau.

Chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm bằng lá hẹ
Chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm bằng lá hẹ

Xem thêm:

4, Thận hư, di tinh, mộng tinh:

Dùng hạt hẹ ngâm giấm sau đó đem rang khô, tán bột trộn với mật. Dùng khi đói, mỗi lần 5gram với rượu ấm.

5, Chữa di tinh, mộng tinh nhờ hạt hẹ

Mỗi ngày dùng 20 hạt với nước muối pha loãng hoặc nấu nhừ để ăn khi đói.

6, Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam.

Lá hẹ, khởi tử mỗi loại 200gram, ngưu tất, sơn thù môi thứ 300gram, thục địa khô 400gram, ba kích, kim anh mỗi vị 500gram, dâm dương hoắc 600gram, con ngài tằm đực khô 1000gram, đường kính 4kg. Tất cả nguyên liệu ngâm cùng 20 lít rượu, sau 01 tháng có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 10 – 15 ml, ngày 2 lần.

Ngoài công dụng chữa yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm… ở nam giới thì các công dụng của lá hẹ khác được tận dụng thông qua các bài thuốc sau.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ lá Hẹ

  1. Chữa đi tiểu nhiều lần:

Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 200gram đem phơi khô sau đó tán thành bột. Dùn ngày 2 lần với nước ấm, mỗi lần 6 gram bột.

  1. Trị cảm và ho:

Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi hấp cùng đường phèn ăn trong 5 ngày sẽ hết các triệu chứng ho và cảm.

  1. Hen suyễn đợt cấp:

Dùng một nắm lá hẹ tươi xay hoặc giã lấy nước uống.

  1. Cổ họng khó nuốt:

Dùng từ 12 – 25gram lá hẹ tươi rửa sach, xay lấy nước uống.

  1. Yết hầu sung đau:

Dùng một nắm hẹ xay cùng một ít muối hạt láy nước rồi uống.

  1. Chảy máu cam, lỵ ra máu:

Củ hẹ hay lá hẹ xay – thành nước lá hẹ tươi để dùng.

  1. Viêm tại giữa:

Hẹ tươi mang giã lấy nước nhỏ vào tai.

  1. Côn trùng bò vào tai:

Ta có thể dùng nước cốt từ lá hẹ tươi xay ra nhỏ vào tai vài gioitj để côn trung tự bò ra.

  1. Chữa nhức răng:

 Lấy một nắm hẹ rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, dùng liên tục cho đến khi khỏi.

  1. Trị táo, giúp nhuận tràng:

Hạt hẹ rang vàng rồi giã nhỏ. Mỗi lần dùng 5gram hòa với nước sôi, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục trong 10 ngày.

Các món ăn từ rau hẹ tốt nhất, đơn giản nhất

1. Canh lá hẹ với đậu hũ

Thông thường, món canh lá hẹ được nấu kèm với nguyên liệu khác như trứng hoặc đậu hũ. Sau đây là cách nấu canh hẹ với đậu hũ:

Nguyên liệu: 2 cái đậu hũ (đậu phụ), 1 quả cà chưa, có thể thêm thịt xay, hành khô và lá hẹ

Canh đậu Hũ với lá Hẹ
Canh đậu Hũ với lá Hẹ

Chế biến: 

  • Thịt xay ướp qua với mắm, ớt, tiêu
  • Đậu phụ cắt miếng vừa ăn
  • Cà chua thái nhỏ
  • Hẹ cắt khúc phù hợp với sở thích
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bật bếp, cho nồi lên phi hành thơm lên. Tiếp theo cho thịt vào đảo cho săn qua, cho cà chua vào đảo vừa mềm. Thêm nước vào để vừa ăn, nước sôi thì thả đậu hũ vào, nêm gia vị tùy chọn.

2. Trứng rán lá hẹ

Đây là một món ăn rất phổ biến và rất ngon. Thay vì bạn chiên trứng như thông thường, giờ đây bạn hãy thêm lá hẹ thành thành phần chính.

Nguyên liệu: 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt, một nắm lá hẹ vừa đủ theo sở thích, tiêu, mắm

Trứng rán lá hẹ
Trứng rán lá hẹ

Chế biến:

  • Lá hẹ rửa sạch, thái lát càng nhỏ càng tốt
  • Trứng đập vào bát, thêm mắm, tiêu vừa ăn đánh nhuyễn
  • Cho lá hẹ vào đánh đều sủi bọt
  • Bật bếp, bắc chảo và đun dầu sôi lên, sau đó cho trứng lá hẹ đã đánh nhuyễn vào. Dàn đều trứng ra chảo để nó chín đều. Bạn có thể cuộn lại hoặc lật mặt trứng tùy thích
  • Ăn kèm cơm nóng là ngon nhất

3. Cháo hẹ

  • Nguyên liệu: Lá hẹ tươi 20gram, gạo tẻ 90gram, một nhúm gạo nếp (nếu bạn thích), gia vị nêm.
  • Chế biến:
  1. Lá hẹ rửa sạch, để ráo sau đó cắt khúc dài 1.5 cm.
  2. Gạo đem vo sạch, hầm nhuyễn.
  3. Khi được cháo nhuyễn, ta cho lá hẹ vô đun thêm vài phút , sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn, ăn ngay khi còn nóng.

Đây là cách chế biến món cháo hẹ đơn giản. Bạn có thể nấu món cháo bạn yêu thích như thịt, lươn, trứng… và bạn cho lá hẹ làm gia vị cũng rất tuyệt vời.

Bạn nên xem: Ăn giá đỗ có tốt cho tinh trùng hay không?

4. Giá hẹ xào huyết

Huyết chính là tiết nhé, bạn có thể dùng tiết bò, tiết lợn đều được. Sau đây là hướng dẫn cách làm món giá hẹ xào huyết lợn đơn giản, hấp dẫn

Chuẩn bị: Huyết heo, giá đỗ, bó lá hẹ nhỏ, đậu hũ và gia vị yêu thích

Giá hẹ xào huyết
Giá hẹ xào huyết

Chế biến: 

  • Lá hẹ rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Giá làm sạch, để ráo nước. Huyết heo và đậu hũ thái miếng vuông vừa ăn.
  • Cho chảo lên bên phi hành thơm lên. Cho giá đỗ và hẹ xào đồng thời. Đến lúc chín tới thì bỏ huyết heo, đậu hũ trắng vào. Trộn nhanh tay và nêm nếm gia vị yêu thích
  • Lưu ý: Giá đỗ và lá hẹ chín nhanh vì thế nên thao tác nhanh nếu không muốn nó quá nhuyễn.

5. Lá hẹ xào gan dê.

  • Nguyên liệu: lá hẹ tươi 100gram, gan dê 120gram và gia vị các loại.
  • Chế biến:
  1. Lá hẹ rửa sạch, để ráo sau đó cắt khúc dài 1.5 cm.
  2. Gan dê rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn, sau đó ướp cùng mắm, muối, dầu ăn và một chút rượu.
  3. Bắc chảo lên để nóng rồi cho dần ăn vào, sau đó cho gan dê vào chảo xào gần chín thì cho hẹ vào xào lửa to, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra đĩa và dùng với cơm nóng.

6. Rau hẹ xào tôm nõn tươi

  • Nguyên liệu: lá hẹ tươi 200gram. Tôm nõn 200gram và một số gia vị.
  • Chế biến:
Lá hẹ xào tôm nõn tươi
Lá hẹ xào tôm nõn tươi
  1. Lá hẹ rửa sạch, để ráo sau đó cắt khúc vừa ăn
  2. Tôm nõn rửa sạch, chẻ dọc làm đôi, sau đó ướp cùng mắm, muối, dầu ăn.
  3. Bắc chảo lên để nóng rồi cho dần ăn vào, sau đó cho tôm nõn vào chảo xào cho thịt tôm săn lại thì cho hẹ vào xào lửa to thêm vài phút, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra đĩa và dùng với cơm nóng.

7. Lá hẹ xào lươn.

  • Nguyên liệu: lá hẹ tươi 250gram. Thịt lươn 200gram và một số gia vị.
  • Chế biến:
  1. Lá hẹ rửa sạch, để ráo sau đó cắt khúc vừa ăn
  2. Lươn làm sạch, tác bỏ thịt và da, xương sau đó rửa sạch, rồi ướp cùng mắm, muối, hạt tiêu và dầu ăn.
  3. Bắc chảo lên để nóng rồi cho dần ăn vào, sau đó cho thịt lươn vào chảo xào lửa to cho săn lại rồi tiếp tục cho lá hẹ vào đảo thêm vài  phút, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra bát ăndùng với cơm nóng.

8. Lá hẹ hấp đường phèn

Cách chế biến cũng khá đơn giản bạn chuẩn bị như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá Hẹ và ít viên đường phèn

Chế biến: 

  • Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ ra từng khúc ngắn
  • Bỏ chung đường phèn và lá hẹ vào trong một cái bát
  • Hấp cách thủy trong nồi nước sôi hoặc nồi cơm để cho lá hẹ mềm nhũn, đường tan hết
  • Lọc lấy nước để sử dụng

Nhiều người hỏi lá hẹ hấp đường phèn có tác dụng gì? Lá hẹ hấp đường phèn rất tốt cho người bị ho, đặc biệt là trẻ em sơ sinh. Mỗi ngày 2-3 lần và mỗi lần nên uống 2-3 thìa cà phê sẽ rất hiệu quả.

Giải pháp điều trị Rối Loạn Cương số 1 hiện nay

Lá hẹ kỵ với gì?

Tuy chưa có nhiều kết quả chắc chắn, nhưng một số người truyền miệng rằng lá hẹ có kỵ với một số thực phẩm. Ví dụ như thịt trâu, thịt bò, mật ong … vì nó dễ sản sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe, đồng thời gây khó tiêu hóa hoặc đau bụng.

Bạn thắc mắc

Ăn hẹ nhiều có tốt không?

Hẹ có các tính chất giống hành lá, hành tây. Vì thế ăn quá nhiều thì có thể gây kích ứng dạ dày, đầy bụng. Ngoài ra những người bị di ứng với các món ăn có tình chất nồng như hành thì cũng nên lưu ý khi ăn hẹ. Tốt nhất nên ăn uống hợp lý.

Mua hạt hẹ ở đâu?

Ở nông thôn thì lá hẹ tương đối nhiều, các chợ đều bán lá hẹ. Tuy nhiên ở thành phố nhiều nơi vẫn chưa đa dạng loại rau này. Nếu bạn yêu thích, trồng nó để sử dụng có thể mua hạt hẹ giống ở các siêu thị online hạt giống, hoặc các cửa hàng buôn bán hạt giống trên toàn quốc.

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.