Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc quảng cáo tăng cường sinh lý, thuốc cường dương. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy các thành phần trong các loại thuốc đó đều có chứa một hoặc nhiều vị thuốc, thảo dược. Đó chính là những cây thuốc chúng tôi sẽ tổng hợp, chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc hay các cây thuốc đều cần có lời khuyên của bác sĩ. Nếu suy giảm ham muốn và rối loạn cương dương thì có thể sử dụng hiệu quả nhưng nếu bị xuất tinh sớm việc sử dụng thuốc gần như hiệu quả rất kém. Hãy chia sẻ với bác sĩ vấn đề của mình tại đây để có hướng điều trị tốt nhất.
Nội dung bài viết
1. Nhân sâm
Một trong tứ đại danh dược Sâm – Nhung – Quế – Nhục
- Bộ phận dùng: Rễ cây nhân sâm đã phơi hay sấy khô.
- Thành phần hóa học: Chứa nhiều soponin, các vitamin B, đường, tinh bột, hàng chục các acid amin…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt đắng, tính ấm. Quy kinh tỳ, phế và thông hành 12 kinh lạc.
- Bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, kích thích thần kinh, tăng cường sinh lực… Dùng nhiều trong các trường hợp cơ thể suy nhược , kiệt sức, tăng thêm sức khỏe, tăng sự tập trung, cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới…
- Có thể dùng liều riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác
- Lưu ý: người tăng huyết áp, thể tạng chảy máu không dùng.
Một số cách sử dụng:
Nhân sâm được dùng trong chữa trị và hỗ trợ điều trị nhiêu chứng bệnh cũng như nâng cao sức khỏe. Một số bài thuốc như:
- Chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm… dùng 500 mg nước chiết suất mỗi ngày.
- Tăng cường sinh lý, người mệt mỏi… dùng tứ quân thang: nhân sâm 4 gram, bạch truật, bạch linh mỗi vị 9 gram sắc uống mỗi ngày.
Nếu bạn bị yếu sinh lý trong thời gian dài, điều trị nhiều cách những không khỏi, hãy xem hướng dẫn: Những cách chữa bệnh yếu sinh lý khoa học và hiệu quả nhất hiện nay
2. Ba kích
- Bộ phận dùng: Rễ cây ba kích bỏ lõi.
- Thành phần hóa học: Chứa antraglycosid, đường, nhựa, các acid hữu cơ. Nếu sử dụng rễ cây tươi thì sẽ cung cấp thêm một lượng vitamin C cho cơ thể trong khi rễ cây phơi khô không có.
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt cay, tính ấm. Quy kinh thận.
- Bổ thận, trợ dương, mạnh gân cốt… chuyên chữa trị các bệnh di tinh, mộng tinh, liệt dương… bên cạnh đó còn làm tăng khả năng sinh dục ở người yếu sinh lý.
- Có thể dùng liều riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
- Lưu ý: người âm hư vượng hỏa, táo bón không dùng, ngoài ra không dùng cho phụ nữ bị rong kinh.
Một số các sử dụng:
- Ngâm rượu: Ba kích 40 gram, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử mỗi vị 20 gram, nhân sâm 10 gram, tất cả rửa sạch ngâm với một 1 lít rượu trắng, ủ sau 7 ngày có thể dùng được. Loại rượu này thích hợp cho những người liệt dương, yếu sinh lý dùng.
- Ba kích nấu trai: Ba kích 30 gram, con trai bỏ vỏ 300 gram, gừng tươi cho vào nồi chế nước vừa đủ hầm trong 3 giờ, sau đó nêm nếm gia vị rồi dùng cùng cơm. món ăn này giúp bổ thận tráng dương, chữa chứng liệt dương.
3. Dâm dương hoắc
- Bộ phận dùng: chủ yếu là sử dụng lá cây dâm dương hoắc.
- Thành phần hóa học: gồm flavonoid, saponin, alcaloid, L – arginin…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt cay, tính bình. Quy kinh can, thận.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp giảm đường máu, huyết áp… giúp chữa các bệnh về thận hư như di tinh, mộng tinh….
- Lưu ý: Không dùng cho người âm hư, hỏa vượng, liệt dương do thấp nhiệt.
Một số các sử dụng:
- Trị chứng thận hư, tiểu tiện không tự chủ: Dùng mỗi ngày 400 ml rượu thuốc dâm dương hoắc: 1 kg dâm dương hoắc rửa sạch ngâm trong 10 lít rượu trắng, ủ trong 1 tháng.
- Cải thiện chất lượng tinh trùng, liệt dương, di tinh có thể dùng canh thịt dê ( 200 gram) hầm dâm dương hoắc ( 25 gram) cùng nửa cút rượu.
4. Nhục thung dung.
Dũng sĩ trên sa mạc với sức bền bỉ và dẻo dai.
- Bộ phận dùng: Củ cây nhục thung dung.
- Thành phần hóa học: boschnaloside, orbanin, các acid amin,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt mặn, tính ấm. Quy kinh thận, đại tràng.
- Bổ thận tráng dương, nhậu tràng thông tiện, cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới như rối loạn cương dương, liệt dương,…
- Có thể ngâm rượu độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Một số các sử dụng:
- Nhục thung dung 1000 g, dâm dương hoắc 500 gram, sâm cau 500 gram ngâm chung với 15 lít rượu, ủ trong 3 tháng có thể dùng được.
- Nhục thung dung 1000 g, ba kích, sâm cau, nấm ngọc cẩu mỗi loại 500 gram, dâm dương hoắc 100 gram ngâm chung với 15 lít rượu, ủ trong 3 tháng có thể dùng được.
Cả hai cách ngâm rượu trên đều giúp chữa các chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương ở nam giới
Có thể bạn quan tâm: 5 bài tập thể dục đơn giảng tăng cường sinh lý hiệu quả
5. Sâm cau
- Bộ phận dùng: thân rễ sâm cau
- Thành phần hóa học: saponin, chất nhầy, các hợp chết phenol,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị cay, tính ấm nhưng có đọc nên chú ý khi dùng. Quy kinh thận, can và tỳ.
- Bồi bổ sức khỏe, kiện gân bổ cốt, lợi tiểu,…
- Bổ thận tráng dương, tăng khả năng tình dục ở nam giới.
- Lưu ý: người thể trạng hư yếu, âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Một số cách sử dụng:
- Bài thuốc chữa liệt dương: sâu cau 20 gram, sâm bố chính, sung thằn lằn, câu kỷ tử, tục đoạn, ngưu tất, thạch hộc, ba kích, hoài sơn mỗi thứ 12 gram, nữ chinh tử, ngũ gia bì mỗi vị 8 gram tất cả rử a sạch, thái mỏng phơi khô. Sau đó đem sắc cùng 800 ml nước đun đến khi còn 400 ml thì lấy uống trước khi ăn một ngày dùng 3 lần.
- Bài số 2 chữa liệt dương: Sâm cau 20 gram, ba thích, thục địa, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16 gram, tiểu hồi hương 04 gram, sắc cùng 800 l nước đến khi 400 ml thì uống ngày hai lần.
6. Thỏ ty tử
- Là hạt phơi khô hoặc sấy khô của cây tơ hồng.
- Thành phần hóa học: quenratin, astragalin, hyperin,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt cay, tính hơi ấm. Quy kinh can, thận, tỳ.
- Ôn thận, tráng dương, cường gân cốt, giảm căng thẳng, tăng lượng testosterone…Hỗ trợ điều trị đau mỏi gối, làm sáng mắt, tăng khả năng miễn dịch, điều trị thận hư, liệt dương, di tinh,…
- Lưu ý: Kiêng thịt thỏ, người bị táo bón.
Một số cách sử dụng:
- Bài thuốc giúp ôn thận tráng dương, chữa liệt dương: Thỏ ty tử, phục linh, thục địa, bá tử nhân, phá cố chỉ mỗi loại 12 gram và lộc giác giao 20 gram, tán bột tạo viên, Ngày dùng 20 – 30 gram.
- Trị thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, tiểu nhiều: Thỏ ty tử, ngũ vị tử, tế tân mỗi loại 40 gram, sung úy tử, thục địa mỗi vị 80 gram, hoài sơn 60 gram, tán bột tạo hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 gram.
- Trị di tinh: Thỏ ty tử, phục linh, hạt sen mỗi loại 12 gram, ngũ vị tử 6 gram, dùng sơn hồ dược làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8 gram với nước muối loãng hoặc sắc uống hàng ngày.
7. Tơ hồng xanh
- Bộ phận dùng: toàn cây phơi khô hoặc sấy khô.
- Thành phần hóa học: quenratin, astragalin, hyperin,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt đắng, tính hàn. Quy kinh can, thận.
- Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, chứng thận hư,…dùng để chữa trị ung thũng, lở loét, mộng tinh, di tinh, bệnh sinh dục như giang mai,….
- Lưu ý: không dùng cho phụ nữ mang thai.
Một số cách sử dụng:
Tơ hồng xanh 60 gram, xương sống lợn đực 150 gram, 100 ml rượu trắng, cho vào nồi ninh chín nhừ rồi dùng, giúp chữa trị mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm nam giới.
8. Nấm ngọc cẩu
- Bộ phận dùng: toàn cây
- Thành phần hóa học: testosterone, diogenine,… 13 loại acid amin thiết yếu như L – arginin…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị đắng, hơi ngọt, tính ôn.
- Bổ thận tráng dương, chữa liệt dương, di tinh,… Phục hồi sức khỏe, chữa trị táo bón ở người già…
Một số cách sử dụng:
Tác dụng giúp bồi bổ, tốt cho sinh lý
- Ngâm nấm tươi: 500 gram nấm khô, 100 ml mật ong rừng ngầm cùng 05 lít rượu nếp trắng. Ngâm trong 01 tháng là sẽ dùng được. Mỗi ngày dùng 2 chén rượu nhỏ.
- Ngâm nấm khô: nấm tươi 1000 gram rửa sạch, ráo nước, tráng qua một lớp rượu rồi thái mỏng sau đó ngâm cùng 4 lít rượu nếp cùng 200 ml mật ong rừng, sau 01 tháng là bắt đầu có thể dùng được.
9. Cây hoa súng
- Bộ phận dùng: chủ yếu là sử dụng củ cây hoa súng
- Thành phần hóa học: chứa nhiều profit, vitamin C, chất béo,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt, tính mát.
- Bổ tỳ, ích thận, cố tinh, có tác dụng chữa trị trong các chứng thận hư như di tinh, mông tinh, đau lưng, dái dầm,…
- Lưu ý: không dùng cho người bị táo bón hay bí tiểu tiện.
Một số cách sử dụng:
- Bồi bổ sức khoẻ cho nam giới: củ súng, hạt hòe, hạt sen mỗi loại 16 gram, đậu đen sao vàng, thục địa mỗi vị 20 gram, quả dành dành 12 gram, tâm sen 8 gram cho các vị vào ấm sắc cùng 600 ml nước, lấy 300 ml chia ra uống 2 lần/ ngày.
- Điều trị thận yếu, xuất tinh sớm: củ súng khô 20 gram, ba kích tím, tỳ giải, cẩu tích mỗi vị 15 gram ( đem tẩm rượu sao vàng) hà thủ ô đỏ đã chế biến cùng đậu đen, ngưu tất mỗi loại 15 gram, sắc lấy nước uống hàng ngày.
10. Mật nhân
- Bộ phận dùng: toàn cây, chủ yếu sử dụng rễ cây làm thuốc
- Thành phần hóa học: tiêu biểu là eurycomanol, eurycomanone và eurycomalactone,…
- Công dụng, tác dụng:
- Rễ cây mật nhân có vị đắng, tính mát.
- Có nhiều công dụng, trong đó tác dụng đối với sinh lý nam giới là rõ rệt nhất, giúp tăng nồng độ testosterone tự nhiên trong cơ thể, làm tăng khả năng hưng phấn và duy trì trạng thái cương dương được lâu hơn, được dùng trong chữa trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…
- Ngoài ra còn chữa trị đau mỏi gối, chân tay, tăng cường chức năng tiêu hóa…
Một số cách dùng:
- Ngâm rượu: 1000 gram mật nhân ngâm với 7 lít rượu. Ngâm trong 1 tháng là bắt đầu dùng được, có thể ngâm cùng hoa actiso để giảm bớt độ đắng, mỗi ngày dùng 01 chén nhỏ. Uống đều đặn giúp cải thiện chức năng sinh lý của các quý ông
- Sắc uống: dùng 15 gram rễ cây mật nhân sắc cùng 1500 ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, chắt nước uống hàng ngày. Có thể kết hợp cùng cây cỏ ngọt hay cà gai leo giúp dễ uống, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị bệnh về gan, viên gan.
11. Đinh lăng
Cây nhân sâm của người dân nghèo.
- Bộ phận dùng: sử dụng được thân rễ lá nhưng chủ yếu là sử dụng rễ
- Thành phần hóa học: chứa saponin, các vitamin nhóm B, C cùng hơn 20 loại acid amin cần thiết cho cơ thể.
- Công dụng, tác dụng:
- Vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
- Thông huyết mạch, bổ khí huyết, giúp nâng cao thể lực, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch,…cho người sử dụng, giúp chữa trị các bệnh đau mỏi xương khớp, nâng cao thể lực, giúp cải thiện tinh thần cũng như thể chất tốt cho nam giới khi yêu,…
- Lưu ý: Nên sử dụng các loại rễ cây đinh lăng trồng trên 3 năm. Không sử dụng quá liều vì có thể làm người dùng có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn…
Một số cách sử dụng:
- Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, kỷ tử, cám nếp mỗi loại 12 gram, trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. sắc ngày một thang.
- Chữa mệt mỏi, lười vận động: dùng 0.5 gram rễ đinh lăng khô thái mỏng chế thêm 100 ml nước sau đó đun sôi 15 phút, chia 2 -3 lần uống trong ngày.
12. Rau mùng tơi
- Bộ phận dùng: thân mang lá.
- Thành phần hóa học: glucocid, chât xơ, sắt, vitamin A,…
- Công dụng, tác dụng:
- Vị chua, tính hàn.
- Có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, chữa trị các dị ứng , mụn, rôm sảy, chống béo phì, giúp nhuận tràng nên được dùng hỗ trợ trong cấc trường hợp bị đầy bụng, táo bón,… ngoài ra rau mùng tơi còn có tác dụng tỏng điều trị các bệnh ở nam giới như mộng tinh, di tinh…
- Lưu ý: không nên dùng cho người bệnh đang bị tiêu chảy, tránh ăn quá nhiều tạo cảm giác khó cho hệ têu hóa cũng như nguy cơ khó hấp thu canxi…
Một số cách sử dụng:
- Chữa di mộng tinh: 2000 gram xương lợn chế nước nấu sôi, ninh nhừ sau đó cho lần lượt đậu nành, lạc, mùng tơi mỗi thứ một nắm, gia giảm gia vị rồi dùng. Sau ăn uống một cốc nước ấm.
- Chữa yếu sinh lý ở nam giới: mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi loại một nắm nấu cùng một bộ lòng gà hoặc vịt, ăn 01 lần/ ngày, dùng 2 -4 lần/ tuần.
Trên đây là một số cây thuốc nam và bài thuốc giúp chữa trị các chứng thận hư, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm ở nam giới đồng thời nâng cao thể lực và phòng ngừa, chữa trị nhiều mặt bệnh khác giúp nam giới tự tin hơn trong mọi hoạt động của cuộc sống cũng như cải thiện đời sống tình dục. Lưu ý: hãy chia sẻ tình trạng của mình với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất, hiệu quả cao nhất.