Đỉnh Pháp Vương ads

Thận yếu là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thận yếu là gì, có phải là dấu hiệu Yếu Sinh Lý

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, là một tạng quan trọng trong cơ thể con người. Thận có nhiệm vụ lọc máu, cân bằng điện giải, các yếu tố nội môi, đào thải một lượng lớn các chất độc hại ra ngoài, đặc biệt thận có vài trò điều hòa hormon sinh dục androgen ở nam, giúp hình thành các đặc tính nam và duy trì hoạt động tình dục.

Tuy nhiên, theo thời gian cùng sự tác động của các yếu tố có hại làm giảm chức năng của thận, hệ lụy của nó là làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của cơ thể đi xuống. Vậy thận yếu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thận yếu và cách điều trị cũng như phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thận yếu là gì?

Thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó diễn ra một cách từ từ qua nhiều năm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.

Cũng vì nó tiến triển một cách âm thầm, không rõ ràng từ năm này qua năm khác đến khi rầm rộ nên đôi khi ta không nhận biết kịp thời các dấu hiệu của việc thận yếu để đi chữa trị.

Nên xem: 12 vị thuốc nam chữa bệnh yếu sinh lý hiệu quả dành cho nam giới

Các triệu chứng của thận yếu

Đau lưng

Là một trong những biểu hiện đơn giản mà ta có thể nhận biết được.

Đau lưng là một trong những dấu hiệu của bệnh về thận
Đau lưng là một trong những dấu hiệu của bệnh về thận

Theo giải phẫu, hai quả thận nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc, đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Vì vậy, khi thận có vấn đề thì vùng xung quanh đó cũng chịu ảnh hưởng dẫn đến đau lưng, vùng ngang thắt lưng.

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa

Đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm từ 2 lần trở lên hay đi với lượng nước tiểu nhiều hơn ban ngày chứng tỏ quá trình lọc và bài tiết nước tiểu của thận có vấn đề. Ngoài ra, việc nước tiểu có bọt, nước tiểu có máu, đi tiểu thấy căng tức, buốt rắt cũng là những dấu hiệu cảnh báo rằng thận hoặc các cơ quan trong hệ tiết niệu đang gặp rắc rối.

Phù

Chức năng thận không tốt làm mất cân bằng điện giải, tích tụ dịch thừa trong cơ thể dẫn đến phù ở một số nơi như  phù cổ chân, mắt cá chân (khi khám ta hay ấn mu bàn chân để đánh giá tình trạng phù mềm liên quan đến bệnh lý về thận).

Mệt mỏi, hay rùng mình

Người bị  thận yếu thường có tình trạng tay chân lạnh, hay rùng mình, có cảm giác sợ và lạnh.

Suy nhược, mệt mỏi
Suy nhược, mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi do đau lưng, mỏi gối khiến cơ thể ngại vận động cùng với việc đi tiểu nhiều làm mất nhiều chất điện giải, tiểu ra protein làm cơ thể mệt mỏi, ngoài ra thức dậy về đêm để đi tiểu nên làm ảnh hưởng tới giấc ngủ khiến cơ thể thêm mệt mỏi, suy nhược.

Khả năng sinh lý giảm sút

Tuyến thượng thận đóng vai trò tiết ra hormone androgen và estrogen giúp phát triển và duy trì khả năng sinh lý, khẳng định các đặc tính riêng ở nam giới. Bên cạnh đó thận còn đẩy máu giúp cho dương vật cương cứng lâu hơn cũng như việc xuất tinh điễn ra bình thường vì vậy khi thận yếu sẽ làm cho mất cân bằng sinh lý trong cơ thể làm xuất hiện các dấu hiệu yếu sinh lý như: xuất tinh sớm, di tinh, rối loạn cương dương ở nam… trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của cánh mày râu.

Hơi thở và vị giác

  • Một biểu hiện ít được chú ý đến
  • Chức năng đào thải độc tố của thận giảm dẫn đến tích tụ nhiều chất độc không thể chuyển hóa hết được dẫn đến việc thở có mùi khai do u rê ứ đọng.
  • Bên cạnh đó còn có biểu hiện khô miệng, nhạt miệng, buồn nôn, có cảm giác chán ăn, thậm chí có thể gặp cả trường hợp bị táo bón…

Các dấu hiệu về da

Do chứng năng của thận kém làm cho mất cân bằng nước, khoáng chất, đào thải độc tố giảm làm tăng sự tích tụ chất thải  trong máu làm da có thể bị kích ứng nổi mẩn ngưa, phát ban. Tuy nhiên, chúng dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh khác nên đôi lúc chúng ta có thể bỏ qua, nhất là ở nam giới.

Nguyên nhân  dẫn đến thận yếu

Nguyên nhân khách quan

  1. Tuổi : Tuổi tác tăng cao đồng nghĩa với quá trình dị hóa lớn hơn đồng hóa trong cơ thể, chức năng của các cơ quan, bộ phận giảm dần và thận cũng không là ngoại lệ.
  2. Do hệ lụy của các bệnh mãn tính: Các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch,… làm cho lượng độc tố, các chất độ hại trong cơ thể tăng cao hơn bình thường khiến thận phải tăng thời gian và công suất làm việc trong thời gian dài dẫn đến chức năng thận suy giảm.
  3. Thận và hệ tiết niệu: Các bệnh lý từ thận như sỏi thận, viêm cầu thận… viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu trên… làm cản trở quá trình đào thải nước tiểu hay làm nhiễm khuẩn ngược dòng khiến thận bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Những bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường về lâu dài gây hại cho thận
Những bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường về lâu dài gây hại cho thận

Nguyên nhân chủ quan

  1. Ăn mặn trong thời gian dài, ăn nhiều đồ ăn giàu đạm khiến cho lượng acid uric tăng cao gây ảnh hưởng tới chức năng thận, ngoài ra,  ăn không đủ chất dinh dưỡng, nhất là khẩu phần ăn thường xuyên thiếu kẽm cũng làm chức năng thận có vấn đề.
  2.   Uống ít nước không đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể khiến thận khó khăn trong việc lọc và đào thải độc tố, uống nhiều đồ uống ngọt, đồ uống có ga kéo dài làm cho mất cân bằng độ kiềm toan trong cơ thể, khiến thận phải gồng mình làm việc, tình trạng này lâu dài khiến thận suy giảm chức năng.
  3. Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…trong thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng thận.
  4. Sử dụng kéo dài các thuốc như các thuốc kháng viêm không streroid, kháng sinh,… có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến thận, nguy hiểm nhất là dẫn tới suy thận.
  5. Nhịn tiểu thường xuyên tạo áp lực cho thận gây nên nhiều các chứng bệnh liên quan đến hệ tiết niệu trong đó có thận như sỏi thận, suy thận,…
  6. Ít vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày làm suy giảm sức khỏe và có nhiều vân đề gây ảnh hưởng đến thận.
  7. Thức khuya thường xuyên: Cơ thể sau khi làm việc cần được nghỉ ngơi và các bộ phận trong cơ thể cũng thế, việc thức khuya thường xuyên làm thay đổi nhịp sinh học làm cơ thể thêm mệt mỏi và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, lọc máu và thanh thải của thận.
  8. Tâm lý: những áp lực từ công việc, học hành, đời sống gia đình,… gây nên tình trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi kéo dài dẫn đến ảnh hưởng tới thận.
  9. Quan hệ tình dục quá độ, một nguyên nhân không thể bỏ qua, việc thủ dâm hay quan hệ nhiều ở nam giới dẫn đến chức năng thận, sinh dục suy giảm làm dẫn đến nhiều bệnh như thận hư, xuất tinh sớm,…

Thận yếu làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của con người, không chỉ sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tình dục của nam giới. Vậy đâu là biện pháp cho nam giới trong việc chữa trị thận yếu.

Các thuốc chữa trị thận yếu

Chữa thận yếu bằng thuốc Tây y

Thận yếu sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ngược lại khi các cơ quan khác mắc bệnh sẽ tác động và tạo gánh nặng thêm cho thận. Vì vậy muốn điều trị được bệnh thận thì ta cần điều trị cả các bệnh song hành, các thuốc được sử dụng:

  • Thuốc cần bằng acid uric trong máu ( gồm colchicin hoặc allopurinol).
  • Thuốc chống tăng huyết áp: nhóm thuốc lợi tiểu thiazide ( giúp kiểm soát huyết áp đồng thời hỗ trợ đào thải lượng dư muối và nước ra khỏi cơ thể), thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển ( tốt trên người mắc bệnh thận mãn tính), thuốc đối kháng canxi
  • Thuốc chống thiếu máu ( như sắt, vitamin B2,…)
  • Thuốc cân bằng kiềm toan.
  • Thuốc chống oxy hóa

Thuốc tây y đánh mạnh vào điều trị các triệu chứng của bệnh như tiểu đêm, thiếu máu, đau vùng thắt lưng,…tuy có hiệu quả nhưng dùng lâu dài, các tác dụng phụ của thuốc ta không thể tránh khỏi do đó ta cần dùng thuốc ảnh hưởng đến thận ít hơn. Không tự ý các thuốc có cùng tác dụng không mong muốn trên thận, nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định kiểm tra chức năng của thận theo định kỳ.

Chữa thận yếu bằng các cây thuốc nam

 1. Kim tiền thảo ( Mắt trâu, Vảy rồng)

  • Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá đã phơi khô của cây Kim tiền thảo
  • Thành phần hóa học: Chứa saponin, polysaccharid, các flavonoid,…
  • Công dụng – Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu dùng điều trị các chứng đái rắt, đái buốt, phù thũng, sỏi thận, sỏi niệu quản,…

Bài thuốc liên quan:

  1. Sử dụng đơn dược kim tiền thảo: Chuẩn bị: 20–30 gram kim tiền thảo. Rửa sạch kim tiền thảo, giã nát rồi cho vào nồi cùng nước đun sôi khoảng 60 phút để lấy nước uống hàng ngày.
  2.  Chữa viêm thận, phù: Kim tiền thảo 40 gram,  mộc thông, ngưu tất mỗi vị 20 gram, dành dành, chút chít mỗi loại 10 gram cho tất cả vào ấm sắc uống ngày 1 thang.

2. Đậu đen – Thung lũng của thận

  • Bộ phận dùng: Hạt cây đậu đen đã phơi hay sấy khô.
  • Thành phần hóa học: Giàu vitamin E, các acid amin, chất xơ, chất chống oxy hóa,…
  • Công dụng – Tác dụng: Tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, hạ khí huyết, bồi bổ cơ thể,… được dùng để tăng cường chức năng của thận, đi tiểu đêm nhiều lần, táo bón, thiếu mấu,…
  • Lưu ý: Người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh, mắc bệnh về thận nặng  thì không dùng. Người già, trẻ con không nên dùng nhiều, thận trọng khi dùng.

Bài thuốc liên quan

  1.  Dùng 100gr đậu đen thì 1 cặp chân gà ta, ninh nhừ, nêm vừa ăn, có tác dụng làm giảm các tình trạng đau mỏi lưng gối, răng khô, tóc rụng, xuất tinh sớm, di mộng tinh, hay quên, khó ngủ… Tuỳ thể trạng mà ăn nhiều hay ít trong mỗi lần.
  2. Chữa thận yếu và tiểu đêm: đậu đen sao vàng hạ thổ rồi nấu nước uống thường xuyên.
  3. Chữa thận suy, đau lưng: Dùng đậu đen chế với nước đun thành canh rồi nêm chút muối vào dùng.

3. Đu đủ

  • Bộ phận dùng: quả của cây đu đủ
  • Thành phần hóa học: đường, tinh bột, chất xơ và chứa tiền chất của vitamin A, vitamin B, C, các khoáng chất,…
  • Công dụng – Tác dụng: tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc. Đu đủ làm bổ tỳ, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, bổ trợ chức năng thận,… được dùng trong bổ
  • Lưu ý: Người đau dạ dày không nên ăn nhiều. Không ăn hạt đu đủ.

Bài thuốc liên quan

  • Đem 1 quả đu đủ xanh ( khoảng 500 gram) ngâm muối rửa sạch, gọt vỏ và bổ đôi, bỏ hạt. Cho muối vào lòng trái đu đủ và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Khi đu đủ đã mềm, để nguội bớt và lấy muỗng múc ăn.
  • Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn nửa quả và kiên trì trong 10-15 ngày để cảm nhận triệu chứng bệnh thuyên giảm, giúp cải thiện tình trạng bênh về thận.

4. Ngô

  • Bộ phận dùng: râu ngô
  • Thành phần hóa học: Nhiều vitamin A, B, C, K và các khoáng chất vi lượng,…
  • Công dụng – Tác dụng: Có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu độc, có chất chống oxi hóa… giúp điều trị các triệu chứng tiểu tiện buốt, rát, viêm đường tiết niệu, hỗ trợ giảm cân,…
  • Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều, không nên dùng liên tục quá 10 ngày .

Bài thuốc liên quan

Cho 10g râu ngô hãm trong 200ml nước sôi khoảng 30 phút. Đợi đến khi nước sắc còn khoảng 1/3 thì lấy ra dùng trước bữa ăn 3 tiếng.

Hoặc đơn giản là lựa chọn bắp ngô mới bẻ mua về luộc ăn dùng được cả nước và ăn bắp ngô.

5. Cẩu tích (Cây Lông cu li)

  • Bộ phận dùng: Gốc cây và phần lông vàng bao phủ xung quanh
  • Thành phần hóa học: Chứa alcaloid, saponin, tanin,…
  • Công dụng – Tác dụng: có vị đắng, tính ôn . Quy kinh can và thận. Có tác dụng bổ thận, cầm máu, mạnh gân cốt dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, thận hư,…
  • Lưu ý: Thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.

Bài thuốc liên quan

Chữa thận hư, tiểu đêm, di tinh: Cẩu tích 15 gram, thục địa, đỗ trọng, dây tơ hồng, kim anh  mỗi vị 10 gram sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 300 – 400ml nước uống trong ngày.

6. Cây dành dành ( Chi tử )

  • Bộ phận dùng: lá, quả và rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.
  • Thành phần hóa học: Chứa các glucozid, tanin, tinh dầu, pectin,…
  • Công dụng – Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, lợi mật dùng để chữa sốt, đau họng, bí tiểu tiện, đại tiện ra máu, nhất là các chứng bệnh về chứng năng thận suy giảm như viêm cầu thận, suy thận,…

Bài thuốc liên quan

  1. Rễ cây dành dành, cỏ mã đề, kim tiền thảo mỗi loại 12 gram sắc nước uống trong 10 ngày, mỗi ngày 1 thang dùng để chữa trị bí tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu.
  2. Dành dành 15 gram, bồ công anh 40 gram, hoạt thạch 30 gram sắc lấy nước uống hàng ngày trong vòng 2 – 3 tháng, mỗi ngày 1 thang giúp điều trị viêm thận cấp.

7. Ngũ vị tử (Loại thuốc có ngũ vị )

  • Bộ phận dùng: quả của cây ngũ vị tử
  • Thành phần hóa học: Có chứa vitamin C, đường, tanin, các acid amin và các khoáng chất,…
  • Công dụng – Tác dụng: Vị ngọt, cay, mặn, đắng, chua. Tính ôn, không độc. Quy hai kinh phế và thận. Điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, đau lưng, mất ngủ, mệt mỏi,  tăng cường sức khỏe,…

Bài thuốc liên quan

  1. Ngũ vị tử sao vàng, nghiền thành bột dùng mỗi ngày từ 12 – 15 gram, uống với nước ấm dùng để điều trị yếu sinh lý, thận dương hư, liệt dương.
  2. Ngũ vị tử, câu kỷ tử mỗi vị 500 gram, nhân sâm 100 gram ngâm với 5 lít rượu. ngâm sau 01 tháng trở đi thì dùng được.

8. Cỏ xước

  • Bộ phận dùng: toàn cây
  • Thành phần hóa học:
  • Công dụng – Tác dụng: Vị chua, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lưu thông khí huyết nên được dùng kết hợp với các vị thuốc khác chữa trị thận yếu, đau nhức xương khớp, trị mụn,…

Bài thuốc liên quan

Dùng cỏ xước, mộc thông, mã dề. cỏ tháp bút, rễ cỏ tranh, bột hoạt thạch mỗi loại 15 gram sắc lấy nước uống, ngày 3 lần, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày dùng chữa trị viêm thận, viêm bàng quang,…

Rễ cỏ xước 30 gram, rễ cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm mỗi vị 15 gram. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần dùng chữa trị viêm cầu thận, viêm bàng quang, đái ra máu,…

9. Rau ngổ

  • Bộ phận dùng: toàn cây
  • Thành phần hóa học: trong rau ngổ chủ yếu là nước, tinh dầu, các khoáng chất, flavonoid,…
  • Công dụng – Tác dụng: Vị thơm, cay, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm, lợi tiểu, chống oxy hóa,… được dùng để trị sỏi thận, sốt nóng, chữa sưng đau, viêm kết mạc mắt,…

Bài thuốc liên quan

Dùng 40 – 60 gram cây rau ngổ non, giã nhỏ hoặc xay, chế thâm một ly nước đun sôi để nguội vào rồi lọc lấy nước thêm chút muối hạt vào để sử dụng. Có tác dụng trong tiểu tiện khó, đắt rắt, viêm bàng quang, sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới.

10. Hẹ

  • Bộ phận dùng: toàn cây
  • Thành phần hóa học: Chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, các khoáng chất,…
  • Công dụng – Tác dụng: Có tác dụng bổ thận, tráng dương, cầm máu, tiêu đờm được ứng dụng trong điều trị ho hen, cảm lạnh, đau lưng, di tinh ở nam giới,…

Bài thuốc liên quan

  1. Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 500 gram lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần.
  2. Chữa đi tiểu nhiều lần: 200 gram mỗi loại lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử sau đó đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấ

Một số bài thuốc đông y giúp chữa trị thận yếu

Bài thuốc 1:

  • Đảng sâm, thục địa, sinh địa mỗi vị 18 gram.
  • Hoàng kỳ, khiếm thực, kinh anh tử mỗi vị 24 gram.
  • Thỏ ty tử, sơn dược mỗi vị 15 gram,
  • Phục linh, bach truật, xa tiền tử, trạch tả mỗi vị 12 gram,
  • Địa long, trần bì mỗi vị 10 gram.
  • Tất cả sắc cùng 2 bát nước( tương đương 400 ml nước ) với lửa nhỏ trong 6 phút,  sao cho còn lại 1 bát nước (200 ml thuốc sắc) thì dùng. Mỗi ngày uống 1 thang như trên trong  1 tháng liên tục.

Bài thuốc 2:

  • Bach truật, ngưu tất, trạch tả, sơn thù nhục, đảng sâm, đại phúc bì, trần bì mỗi vị 10 gram
  • Phụ linh, hoàng kỳ, xa tiến tử mỗi loại 15 gram
  • Cam thảo, phụ tử mỗi vị 6 gram,
  • Sinh khương 3 lát, táo 5 trái.
  • Cho tất cả vào ấm sắc nước uống hàng ngày liên tục trong vòng vài tháng sẽ nhận được kết quả điều trị thận yếu cao.

Bài thuốc 3:

Giúp cải thiện chức năng lọc máu của thận

  • Hoàng cầm, thiến thảo căn, trắc bá diệp, sinh địa, a giao mỗi vị 30 gram
  • Trạch tả, cam thảo mỗi loại 16 gram
  • Hắc táo nhân, phục linh, thục địa mỗi loại 12 gram
  • Sài hồ, hoài sơn, đương quy mỗi vị 10 gram
  • Đan bì, bạch thược, sơn thù mỗi vị 8 gram và chi tử 6 gram
  • Đem sắc tất cả với nước uống ngày 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

Đi liền với các bài thuốc trong đông y sử dụng, ta cũng không thể quên những huyệt vị giúp ta cải thiện và nâng cao sức khỏe của tạng thận trong trong cơ thể.

Huyệt vị và cách bấm huyệt chữa thận yếu cho nam giới

Huyệt khí hải:

  • Vị trí: Dưới rốn 1.5 cm.
  • Công dụng: Giúp bổ thận, lưu thông khí huyết, ích nguyên.

Huyệt thận du

  • Vị trí: Dưới mõm ngang đốt sống lưng, khoảng giữa 2 huyệt đo ngang bằng 1.5 thốn.
  • Công dụng: Điều thận khí, kiện gân cổ, ích thủy, tráng hỏa.

Huyệt dũng tuyền

  • Vị trí: nằm ở bàn chân, tại vị trí lõm dưới bàn chân, điểm giao 2/5 trước và 3/5 sau đường nói đầu ngón chân thứ 2 và gót chân.
  • Công dụng: Điều hòa tâm lý và phục hồi sức khỏe

Huyệt quan nguyên

  • Vị trí: nằm ở gần rốn, dưới rốn 3 cm
  • Công dụng: Bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết.

Huyệt thái khê

  • Vị trí: nằm ở chỗ lõm bờ sau sát mắt cá chân với gân gót.
  • Công dụng: Tư thận, tráng dương, cường gân cốt,…

Ngoài các huyệt này cò có một số huyệt khác như huyệt nội quan, huyệt hội âm giúp chữa trị chứng yếu sinh lý ở nam giới các bạn có thể tham khảo ở các bài viết khác của chúng tôi.

Việc ấn huyệt mang lại hiệu quả cao nhưng chúng ta cần xác định chính xác vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác đắc khí( hơi căng tức) là được, mỗi ngày dành khoảng 5- 10 phút ấn huyệt sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị chứng thận yếu cũng như các hệ lụy khác cho nam giới.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, các dược liệu, bài thuốc đông y và bấm huyệt vị. Ta không thể bỏ qua chế độ ăn thích hợp để bảo vệ và nâng cao chức năng của thận đồng thời góp phần giúp nam giới  thêm tự tin trong chuyện chăn gối.

Chế độ dinh dưỡng

Thận yếu nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá béo: cá hồi, cá mòi, cá trích,…chúng có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình tổn hại tới thận.

Các thực phẩm giàu protein như hải sản (hàu, tôm, sò,…), thịt bò, thị dê, trứng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời còn chứa các chất dinh dưỡng giúp cho nam giới sung sức và bền bỉ hơn quan hệ.

Các loại hạt (như hạt chia, đậu…), khoai,...cung cấp một lượng tinh bột nguyên chất không tinh luyện tốt cho người thận yếu. Ngoài ra, bí ngô chứa hàm lượng tinh bột dồi dào nhưng rất ít đường giúp giảm nhẹ quá trình lọc ở cầu thận, giảm chỉ số đường huyết trong cơ thể.

Các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải xoăn,… có chứa nhiều hoạt chất giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do và các chất độc, cặn bã có trong cơ thể.

Hẹ, cần tây chứa nhiều vitamin, hoạt chất giúp chữa thận yếu cũng như giúp cải thiện sinh lý cho nam giới.

Ớt chuông có nhiều vitamin A, B, C, các vi lượng và chất chất oxy hóa mạnh có tác dụng khôi phục các tế bào thận bị suy yếu.

Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, các loại nước từ đậu đen, râu ngô, kim tiền thảo, kim ngân giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giúp thận đào thải và lọc các độc tố ra ngoài cơ thể.

Không nên ăn gì

Không nên ăn nhiều muối

Nên gia giảm hạn chế lại lượng muỗi cho vào trong món ăn, việc ăn mặn và ăn trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng cho thận dẫn tới suy thận. Vì vậy trong điều trị các bệnh về thận hay huyết áp cao ngày nay, bác sĩ hay đưa ra lời khuyên với chế độ ăn kiêng muối tương đối và tuyệt đối cho người bệnh.

Các sản phẩm chứa kali và phốt phát

Các sản phẩm như phomat, sữa, bia, … có nhiều phốt phát và kali, nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều sẽ làm việc duy trì cân bằng nồng độ 2 khoáng chất này trong cơ thể của thận trở nên quá tải, lâu ngày chức năng thận suy giảm thì việc ổn định này cũng gặp khó khăn như có thể gây ra yếu cơ xương do nồng độ phốt pho tích lũy cao. Nên sử dụng các loại ngũ cốc, ngô hay lúa mì,…

Các thực phẩm giàu đạm

Người thận yếu nếu ăn lượng lớn các sản phẩm chứa nhiều protein như thịt gia cầm,…sẽ khiến nồng độ urê trong máu tăng cao gây ra suy thận. Vì vậy cần có chế độ sử dụng đồ đạm phù hợp.

Ngoài ra tránh các thực phẩm như tim, thận lợn vì chúng chứa các thành phần gây mỡ máu và acid uric máu tăng cao khiến thận càng mệt mỏi.

Một số loại rau quả nên hạn chế

Các loại quả chứa nhiều kali, natri, vitamin C  và lượng đường cao trong hoa quả như chuối, hồng xiêm, dưa hấu, … khi cơ thể dung nạp quá nhiều khiến cho thận tăng gánh nặng làm suy giảm chức năng thận đồng thời đưa tới các bệnh khác về tim mạch hay thận khác,…

Các loại rau  như măng, gừng,… các loại rau dưa, cà được muối, đồ lên men chúng sẽ làm quá trình kết tinh muối nhanh hơn ảnh hưởng tới sự lọc và đào thải của thận.

Các đồ uống, chất kích thích

Bia, rượu, đồ uống có ga ngọt sâu hay thuốc lá,…chúng làm cho lượng độc tố trong cơ thể nhiều hơn mà sử dụng thường xuyên gây áp lực cho thận khi làm việc từ đó làm chức năng thận suy giảm. Vì vậy ta cần hạn chế các đồ uống, chất kích thích.

Một chế độ ăn hợp lý là biết cân bằng giữa các thực phẩm, vẫn lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc sạch đồng thời chế biến các món ăn không những hợp khẩu vị mà còn phải thay đổi thực phẩm cho đa dạng, nêm nếm gia vị ở mức độ vừa phải. Hạn chế ăn mặn và không nên sử dụng các chất kích thích. Tăng cường uống thêm nước và các thực phẩm bồi dưỡng cơ thể, tăng thanh thải độc và hỗ trợ thận thực hiện nhiệm vụ của nó.

Vậy thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Uống đủ nước theo nhu cầu của thể là yếu tố bắt buộc cho cơ thể cũng như cũng cần phù hợp với từng bệnh lý của thận. Các loại nước được dùng như nước lọc, nước hoa quả,… hạn chế các đồ uống có cồn, ga.

Ta cần bổ sung nước và các ion vào cơ thể cụ thể như trong các trường hợp mất nước do luyên tập ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, sốt, đi tiểu ít,… để nhằm giúp giảm gánh nặng khi thận thực hiện quá trình đào thải độc tố của cơ thể đồng thời cân băng lượng nước và điện giả trong cơ thể.

Trong các trường hợp phù thũng hay bệnh lí thận nặng, có cá bệnh mãn tính kèm theo như tăng huyết áp thì ta cần chú ý tới lượng nước một cách cẩn trọng để tránh gây giữ nước gây phù hay chức năng thận suy giảm, uống nhiều nước khiến càng làm mất thêm các chất điện giải của cơ thể, vì vậy ta cần uống ít hơn lượng nước thoát ra để giảm bớt các triệu chứng của bệnh thận.

Uống bia đi tiểu nhiều có phải  thận yếu?

Khi ta uống bia tức là cung cấp một lượng dung dịch cho cơ thể, thận lọc và đào thải các chất qua đường tiểu. Khi ta lạm dụng quá nhiều rượu, bia việc này làm gia tăng độc tố khiến thận phải làm việc nhiều hơn mà không có thời gian nghỉ ngơi khiến rối loạn tiểu tiện, chức năng thận suy giảm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thận suy,…

Thận yếu có vô sinh không?

Thận chủ tàng minh, chủ về sinh dục. Tuyến thượng thận có vài trò điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể nam giới. Khi thận yếu, chức năng kiểm soát lượng hormon này khó khăn hơn dãn đến nhiều chứng bệnh như di tinh, xuất tinh sớm… làm giảm đi chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, làm giảm ham muốn, gây tình trạng lãnh dục ở nam giới khiến cho tình trạng vô sinh xảy ra không hề nhỏ.

Lời khuyên

Để phát hiện và cải thiện được tình trạng thận yếu, chúng ta cần chú ý đến các dấu hiệu (như đã đề cập ở phần trên bài) sau đó đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để đánh giá sức khỏe. Các xét nghiệm sinh hóa máu, siêu âm ổ bụng, khám tổng quát phần nào giúp chúng ta tìm được nguyên nhân để điều trị sớm đưa lại kết quả tốt.

Ở người thận yếu khi sử dụng thuốc dù đông y hay tây y cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tìm được nguồn gốc sản phẩm đúng đắn, tranh việc lạm dụng thuốc quá nhiều để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn càng gây ảnh hưởng tới các cơ quan thải trừ độc tố của cơ thể như gan, thận.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý, nên cung cáp đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn mặn, các sản phẩm được chế biến, đóng gói sẵn. Uống, bù đủ  nước và điện giải cho cơ thể.

Xây dựng một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đúng theo nhịp sinh học để cho thận nghỉ ngơi,tránh gây mệt mỏi cho cơ thể.

Tập luyện thể dục thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga,… phù hợp với từng cơ địa người bệnh nhằm nâng cao thể trạng, tránh việc ít vận động gây ra tích tụ thêm chất thải cùng với chèn ép dây thần kinh, lắng đọng cặn ở thận, giúp vai trò cân bằng của thận được duy trì lâu bền. Ngoài ra ta có thể massage chân, bụng cùng với việc ấn các huyệt giúp cải thiện tình trạng thận yếu.

Tất cả những chia sẻ trên mong sẽ giúp các bạn cải thiện chức năng của thận nhằm giúp có một cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh đó khi thận khỏe cũng sẽ làm nam giới thêm sung mãn, ham muốn làm cho đời sống tình dục, chuyện tình cảm với nửa kia thêm suôn sẻ chứ không phải làm chúng ta đau đầu vì thận yếu, thận hư.

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.