Đỉnh Pháp Vương ads

Có thai mấy tháng thì bụng to? Tại sao mỗi người một khác?

Có thai mấy tháng thì bụng to?

Nhiều chị em quan tâm đến việc kích thước của bụng khi mang bầu, đặc biệt là thời điểm mang thai mấy tháng thì bụng sẽ bắt đầu to. Để giúp chị em hiểu vấn đề này, Đỉnh Pháp Vương xin giải đáp như sau:

Giải đáp – Có thai mấy tháng thì bụng to?

Quá trình mang thai được thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn đầu thai kì ( tháng thứ nhất đến tháng thứ 3); giai đoạn giữa thai kì (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6); giai đoạn cuối thai kì (tháng thứ 7 đến tháng thứ 9). Tùy vào thể trạng và chế độ ăn uống nghỉ ngơi của từng mẹ bầu mà bé trong bụng sẽ có khả năng phát triển khác nhau.

Hầu hết các mẹ bầu sẽ thấy bụng có phần nhô cao hơn và to hon vào tháng thứ 4 của thai kì tức là rơi vào giai đoạn giữa. Lúc này bé đã hình thành đẩy đủ các bộ phận và đang dần hoàn thiện các chức năng của các bộ phận đó. Với một số bé hiếu động vào lúc này sẽ hay đạp nhẹ hoặc cựa mình trong bụng mẹ, tất cả hành động ấy mẹ bầu đều có thể cảm nhận được.

Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kì bạn sẽ thấy vòng 2 của mình có sự thay đổi
Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kì bạn sẽ thấy vòng 2 của mình có sự thay đổi

Theo ông bà ta nói rằng giữa mẹ và em bé có một sợi dây liên kết rất kì diệu, khi người mẹ buồn hoặc vui em bé trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất là vào lúc bé đang bắt đầu vào tháng thứ 5 của thai kì. Có nhiều người mẹ được tẩm bổ khá tốt vì vậy cân nặng tăng đáng kể trong lúc mang thai, nhưng tùy vào khả năng hấp thụ của bé mà thai nhi sẽ to hay nhỏ hơn những thai nhi của các bà mẹ khác.

Có mẹ cân nặng tăng nhanh chóng, nhưng bé trong bụng khi sinh ra đời có số ký nhỏ cho đến trung bình. Một số khác ăn uống có chế độ, em bé hấp thụ rất tốt đến lúc sinh bé trông rất bụ bẫm. Vì thế bụng của các mẹ to hay vừa là tùy tuần tuổi của nhi cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của em bé.

Thực đơn hợp lý cho mẹ bầu

Hầu hết các bà mẹ trong giai đoạn thai kì đều có một thực đơn dinh dưỡng riêng để bù đắp đủ các dưỡng chất nuôi em bé suốt 9 tháng mang thai. Một số đông các mẹ vì mang thai nên số cân tăng đáng kể, cho đến khi sinh em bé ra thì cân nặng vẫn không giảm mà ngược lại càng tăng lên nhiều hơn. Để hạn chế việc tăng cân này chị em nên lưu ý một số điều sau:

Phương pháp giúp chuyện chăn gối thăng hoa
  • Tinh bột: Một ngày nên ăn 2 – 3 chén cơm, có thể thay thế bằng bánh mì hoặc khoai lang để bữa ăn trở nên phong phú hơn.
  • Rau củ: Đây là một món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mẹ bầu, chất xơ và chất khoáng trong rau xanh rất cần cho hệ tiêu hóa của người mẹ, vì thế các mẹ nên ăn nhiều rau đặc biệt là rau xanh, súp lơ,…
  • Trái cây: Hầu hết chúng ta đều biết rằng trái cây chứa nhiều vitamin các loại hỗ trợ cho mắt tốt, da đẹp, ở trong giai đoạn mang thai người phụ nữ nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau để cung cấp để vitamin cho em bé trong bụng.
Trái cây là nguồn cung cấp chất khoáng và chất xơ rất tốt cho cơ thể
Trái cây là nguồn cung cấp chất khoáng và chất xơ rất tốt cho cơ thể
  • Thịt: Các loại thịt đỏ nha thịt heo, thịt bò,…chứa nhiều đạm và sắt là nguồn cung cấp chính cho hệ xương của thai nhi; ngoài ra mẹ bầu cũng nên ăn thịt cá nhất là có hồi, cá hồi chứa nhiều DHA rất tốt cho thị lực và trí não của em bé.
  • Trứng: Tùy vào sở thích ăn uống của mẹ bầu mà chúng ta có thể chế biến trứng thành những món ăn khác nhau như trứng chiên, trứng luộc, trứng sốt cà,.., tốt nhất là mẹ bầu nên ăn từ 3 – 4 quả trứng một tuần là con số phù hợp cho cơ thể.
  • Sữa: Là một loại dinh dưỡng không thể thiếu trong một ngày của phụ nữa mang thai, chị em nên uống từ 2- 3 ly sữa một ngày, một số chị em trong lúc mang thai thường xuyên bị ốm nghén nên không ăn uống được nhiều, họ đã uống sữa để thay cho thức ăn.
  • Nước: Một ngày của mẹ bầu phải uống từ 2,5 – 3 lít nước, ngoài nước khoáng bình thường các mẹ có thể uống sữa, ăn canh, ăn súp trong các món ăn này cũng chứa nước. 70% cơ thể chúng ta là nước, em bé cũng vậy nên mẹ bầu phải uống đủ nước thì em bé trong bụng mới khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Bà mẹ mang thai tháng đầu nên ăn gì?

Bí kíp “giữ dáng” cho mẹ bầu

Việc tăng cân trong giai đoạn mang thai luôn là nỗi lo lắng với chị em chúng ta vì sợ rằng sau khi sinh không thể trở lại cơ thể bình thường trước đó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình phụ nữ khi mang thai chỉ nên tăng từ 7 đến 10 ký trong suốt 9 tháng mang thai. Nói một cách khác là mỗi tháng chị em có thể tăng 1 – 2 ký là con số hợp lý cho cả mẹ lẫn con.

Một số chị em khi mang thai tăng gấp đôi số ký thông thường, trường hợp này diễn ra khá nhiều nhưng tăng cân mất kiểm soát thế này sẽ tiềm tàng nhiều bệnh lý không tốt cho mẹ sau khi sinh. Vì thế chúng ta nên có chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe được duy trì tốt những vẫn đủ dinh dưỡng để nuôi em bé trong bụng phát triển hoàn thiện.

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được việc tăng cân mất kiểm soát:

  •  Đặc biệt các mẹ phải hạn các món ăn chứa nhiều đường như chè, trà sữa, kem,…; khi chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt trong lúc mang thai sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe em bé cũng như sự hồi phục sau sinh của mẹ.
  • Ngoài ra, phải hạn chế ăn đồ quá cay vì đồ cay sẽ làm cho bé trong bụng ra đời bị vàng da. Cắt giảm các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ chỉ nên ăn ở mức cho phép thay vào đó là trái cây, hoa quả,…những thực phẩm thanh đạm hơn.
  • Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ mỗi chiều; bơi lội; tập yoga – đây là bộ môn rất phù hợp cho các mẹ bầu, vừa hạn chế được sự mệt mỏi khi mang thai còn duy trì được vóc dáng đầy đặn.
  • Ăn nhiều loại hạt khác nhau cũng là một cách để bạn không tăng căn mất kiểm soát nhất là hạt óc chó cực kì tốt cho phụ nữ mang thai
Sự quan tâm từ người chồng chính là nguồn đồng lực giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn trong suốt thai kỳ
Sự quan tâm từ người chồng chính là nguồn đồng lực giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn trong suốt thai kỳ

Mỗi một mẹ bầu sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau, khả năng hấp thụ của em bé trong bụng cũng khác biệt nên bụng của chị em sẽ to hơn bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi. Trong khoảng thời gian này cơ thể chúng ta sẽ thay đổi rất nhiều, da dẻ, cân nặng, thói quen ăn uống cũng khác đi so với thời còn con gái nên chị em rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và đặc biệt là người chồng. Người vợ mang thai rất vất vả cần lắm sự thông cảm, thấu hiểu từ người chồng. Chúc chị em có một quá trình thai kỳ suôn sẻ nhé, đừng quên xem nhiều chủ đề hấp dẫn tại chuyên mục sức khỏe sinh sản của Đỉnh Pháp Vương nhé.

Nội dung liên quan
Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Đình Bách
Tôi là Nguyễn Đình Bách, hiện đang là bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh khó nói của nam giới tại chương trình Đỉnh Pháp Vương. Với nhiều năm công tác trong ngành y tế nước nhà, cùng với kinh nghiệm thực tế, chuyên môn được đào tạo. Tôi hi vọng sẽ cùng các chuyên gia giúp hàng triệu nam giới lấy lại được bản lĩnh đàn ông của mình.