Tôi đã từng nghe được ở đâu đó người ta bán tàn nhau rằng “Uống nước vối cũng như ăn nhiều đậu nành vậy sẽ gây ảnh hưởng tới sinh lý của nam giới”. Vậy sự thực có phải như lời đồn đại đó hay không? Hãy cùng tôi tìm ra câu trả lời thỏa đáng qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nước vối là gì?
Nước vối là loại nước được pha chế từ lá hoặc nụ của cây vối, là các bộ phận được thu hoạch từ cây vối – một loại cây thân gỗ sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Nước vối một trong những loại nước uống quen thuộc không chỉ được sử dụng nhiều ở nông thôn mà còn trở nên thông dụng cả ở những thành thị – Đặc biệt là ở các tỉnh thành miền Bắc Việt Nam.
Bạn nên biết: Đàn ông uống sữa đậu nành có tốt cho đàn ông không? Hay chỉ lời đồn
Đặc điểm của lá vối, nụ vối
Hình thái:
- Lá vối có hình trái xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá, với chiều dài từ 8 – 9cm, rộng 04 – 8cm và cuống lá ngắn khoảng 01 – 1.5cm. Hai mặt là màu xanh nhạt, có đốm nâu (xuất hiện nhiều hơn ở lá già), phiến lá dày, cứng.
- Hoa lá vối dài nhỏ, có bốn cánh và nhiều nhị và gần như không có cuống, màu trắng lục mọc thành 3 – 5 cụm trải ra ở những nách lá đã rụng.
Tính chất
- Theo Đông y, lá và nụ vối có vị đắng nhẹ, hơi chát, tính hàn, quy kinh phế, can và bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, điều hòa chức năng phổi, gan và bàng quang.
- Bên cạnh đó, trong lá vối có chứa tanin, tinh dầu và một số khoáng chất, vitamin. Trong nụ vối có chứa Beta – Sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, làm giảm lượng mỡ trong máu và hỗ trợ kháng khuẩn.
Nhờ đó mà nước vối có những tác dụng hữu ích và bảo vệ sức khỏe người sử dụng như sau:
Công dụng của nước vối
- Không chỉ là thức uống giải khát, thanh nhiệt, mát gan mà nước vối còn cung cấp một lượng nước và khoáng chất đã mất trong ngày. Bên cạnh đó, tác dụng lợi tiểu của nước vối giúp loại bỏ các độc tố trong thể và được ứng dụng trong giảm cân.
- Cải thiện tình trạng tiêu hóa: bảo vệ niêm mạc ruột, kiềm hãm và chống lại các vị khuẩn gây hại trong đường ruột. Được ứng dụng trong điều trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: do lá vối, nụ vối có chứa hàm lượng cao polyphenol – hoạt chất có khả năng kiểm soát lượng đường máu và giảm một số triệu chứng của bệnh nhờ một số thành phần khác làm ức chế α – glucosidase. Từ đó làm giảm các biến chứng lên hệ thần kinh, các tuyến nội tiết trong cơ thể làm gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng cương dương, việc sản xuất testosterone ở nam giới.
- Dùng thường xuyên một lượng nước vối phù hợp (300 – 1500ml nước vối loãng) sẽ giúp bạn loại bỏ lượng mỡ xấu trong cơ thể, hạ lipid máu, đồng thời các chất chống oxy hóa có trong nước vối được chiết xuất từ lá và nụ vối có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do làm giảm các tế bào ung thư, bảo vệ các tế bào β tuyến tụy…
Nam giới uống nước vối có ảnh hưởng tới sinh lý không?
Từ những công dụng trên, ta có thể thấy được nước vối không gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng sinh dục hay tác động vào đời sống tình dục của nam giới. Ngược lại, sử dụng nước vối đúng cách sẽ hỗ trợ chàng trong:
- Điều hòa chức năng của một số bộ phận trong cơ thể, nâng cao thể trạng giúp chàng bền bỉ hơn trong khi yêu.
- Giảm lượng cholesterol xấu, cân bằng đường huyết giúp duy trì ổn định quá trình sản sinh testosterone – hormone quan trọng đối với số lượng và chất lượng tinh trùng, đồng thời giúp cho lượng máu lưu thông tới dương vật được tốt hơn làm cậu nhỏ cương cứng được lâu hơn làm kéo dài thời gian quan hệ cùng bạn tình và tăng ham muốn tình dục.
- Nước vối chứa chất chống oxy hóa và tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, ngăn cản tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục và bảo vệ chất lượng tinh trùng.
Nước vối được cho là khá lành tính và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng, ta có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày hoặc theo mục đích điều trị, nhưng “lợi bất cập hại” ta không thể nói trước được điều gì có thể xảy ra. Do đó cần sử dụng nước vối đúng cách, đúng thời điểm.
Những điều cần lưu ý trong sử dụng nước vối
- Không uống khi đói vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa làm tăng nhu động ruột, do đó uống nước vối khi bụng rỗng sẽ khiến bạn cồn cào, khó chịu.
- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa đựng lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn, nếu sử dụng kéo dài có thể vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong cơ thể
- Nên chia ra làm nhiều lần uống trong ngày, không uống nước vối nhiều một lúc.
- Không uống ngay sau ăn: vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Không uống cùng một số thuốc có thành phần tương tác với các chất trong lá vối làm giảm công dụng của thuốc điều trị.
- Không dùng cho người có thể trạng gầy yếu, suy nhược.
- Nước vối được hãm từ lá vối cùng một lượng nước sôi thích hợp và dùng ấm. Do đó, không dùng quá 300ml nước vối quá đặc/ ngày hoặc nước vối có mùi lạ nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn cho hệ tiêu hóa và bài tiết.
Cách pha nước vối
- Sử dụng lá, nụ vối tươi: dùng 5 – 7 lá vối tươi đem rửa sạch cho vào bình (tích) hãm cùng 1.5 – 2 lít nước đun sôi, để khoảng 15 phút sau là bạn có thể thưởng thức nước vối tươi xanh mát.
- Dùng lá vối khô để hãm chè: bạn cũng dùng tương đương khi tươi, lấy 5 – 7 lá đem rửa sạch hãm cùng ít nước sôi rồi lược bỏ nước đầu, tiếp đó cho 1.5 lít nước sôi vào hãm cùng lá vối, sau 10 – 15 phút nước vối cho ra màu nâu nhạt là có thể dùng được.
Nước vối có hương thơm ngai ngái, vị đắng nhẹ. Do đó, nếu bạn muốn thức uống dễ dùng, ngọt hơn thì bạn có thể cho vào 2 – 3 lát cam thảo. Tuy nhiên, không được lạm dụng thường xuyên vì trong cam thảo có chứa acid glycyrrhetinic – hoạt chất làm giảm nồng độ cortisol gây giảm testosterone làm ảnh hưởng tới sinh lý nam giới.
Một số bài thuốc từ nước vối
- Giảm mỡ máu: 15 – 20gr nụ vối, đem hãm lấy nước uống trong ngày hoặc sắc thành nước đặc chia đều làm 3 lần uống trong ngày, dùng thường đều đặn trong thời gian dài sẽ thu được kết quả như ý muốn.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nụ vối 15 – 20gr sắc cùng 400ml nước tới 100ml thì tắt bếp. Dùng 3 lần/ ngày và các ngày tiếp theo sẽ thấy hiệu nghiệm.
- Cầm tiêu chảy: Đem 3 lá vối tươi được rửa sạch cùng vỏ ổi rộp 8gr, núm quả chuối tiêu 10gr, tất cả thái nhỏ phơi khô, sau đó sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì lấy chia uống 2 lần/ngày, dùng liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Trị đầy bụng, không tiêu: Dùng 10 – 15gr nụ vối, sắc cùng 400ml nước, đun sôi còn 100ml nước đặc thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Một số câu hỏi liên quan
Nước vôi để qua đêm có uống được không?
- Bạn có thể uống nước vối vào ngày hôm sau nhé! Với điều kiện bạn bảo quản nước vối trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ủ ấm nước vối qua đêm.
- Bên cạnh đó, khi uống cần bản đảm không phạm vào những điều cần lưu ý được nói tới ở mục trên. Ngoài ra, bạn nên chú ý xem nước có mùi lạ hay không? Nếu có mùi thiu thì nên bỏ đi và thay vào đó là một ấm nước vối mới.
Ủ lá vối như thế nào cho đúng?
Để thưởng thức được một ly nước vối có hương vị thơm ngon thì ta cần bỏ ra chút tâm ý và công sức để ủ vối thu thành quả.
Cách 1: Ta đem lá vối tươi vừa hái về rửa sạch, tiếp đó:
- Nếu cho vào thùng rồi phủ rơm rạ cho đến khi lá xuống màu, đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô.
- Nếu dùng chum hoặc vại sành để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm sẽ tốt hơn trong quá trình ủ. Ta dùng lá chuối khô hoặc ít rơm lót xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống non, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để nơi râm mát từ 2 -3 ngày rồi lấy lá đem ra phơi khô.
Lưu ý: Lá vối ủ đúng cách sẽ bớt ngái do nhựa, đồng thời phá hủy chất diệp lục của lá. Sau khi ủ ta đem lá vối ra phơi thì lá chuyển từ màu ngả vàng sang màu đen đồng đều nhau, từ đó cho ra hương vị nước vôi thơm ngon hơn.
Và để hạn chế nấm mốc thì các gia đình ở miền quê thường cất lá vối lên gác bếp – nơi luôn có khói và bồ hóng sau khi đã phơi khô.
Một cách ủ lá và nụ vối khác: nhanh hơn, là đem lá vối tươi sau khi được rửa sạch thì cắt làm ba rồi ngâm ngập trong nước sạch trong ngày rồi thay nước, cứ thế làm 03 ngày liên tiếp. Sau đó, vớt lá ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cho tới khi khô thì đựng vào túi buộc kín để dùng mỗi khi hãm trà vối.
Thông qua bài viết trên hi vọng sẽ giúp bạn có một cách nhìn mới về nước vối – thức uống dân dã, quen thuộc mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, hơn hết việc dùng nước vối không gây ảnh hưởng tới sinh lý của các quý ông. Vậy tại sao bạn không tự thưởng cho mình một ly nước vối ấm và comment dưới bài cho mình biết cảm nhận của bạn nhỉ!