Tuy đã là mẹ của một bé nhưng nhiều chị em vẫn còn nhiều thắc mắc về các dấu hiệu nhận biết việc mang thai khi cho con bú. Lúc vừa sinh cơ thể người mẹ vẫn chưa hồi phục hồi hoàn toàn, các dấu hiệu mang thai thông thường đôi khi sẽ bị lầm tưởng là do sức khỏe yếu ớt. Trong bài viết dưới đây chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức nhận biết mang thai em bé tiếp theo trong thời gian cho con bú.
Nội dung bài viết
Những dấu hiệu mang thai khi cho con bú
Mệt mọi gia tăng
Thực tế công việc chăm bé ở những tháng mới sinh rất mệt, với mẹ bỉm sữa có con đầu lòng lại còn khó khăn gấp bội. Cơ thể còn nhiều chỗ chưa khỏe hoàn toàn, thêm việc phải chăm con thâu đêm suốt sáng dễ làm bà mẹ bị kiệt sức. Nếu không được sự giúp đỡ từ gia đình va người chồng mẹ bỉm có thể bị trầm cảm sau sinh bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp chị em sau khi sinh 3 – 4 tháng cảm thấy bản thân mệt mỏi vô cùng, kiệt sức hoàn toàn. Có đôi khi ngay cả việc đứng dậy cũng thấy cơ thể như rã rời, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mang thai bé tiếp theo. Sự mệt mỏi này không phải do chăm con, làm việc nhà quá nhiều mà do bạn đăng ở giai đoạn đầu của thai kì, cơ thể đang có nhiều sự thay đổi nên mới dẫn đến mệt mỏi quá độ.
Khát nước nhiều hơn
Theo nhiều nghiên cứu trong thời gian cho con bú người mẹ sẽ uống rất nhiều nước vì bé tiêu thụ một lượng sữa lớn, mà sữa trong người của mẹ được sản xuất từ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế lúc này đây mẹ bỉm sẽ cần uống nhiều nước để cung cấp sữa cho em bé uống.
Với những chị em cấn thai khi cho con bú thì việc khát nước sẽ nhiều hơn cả những bà mẹ bình thường. Đơn giản là vì người mẹ giờ đây không những phải cho em bé bú mà cần thêm nước để nuôi em bé đang lớn dần trong bụng. Cùng một thời điểm phải nuôi đến tận 2 em bé nên mẹ bầu lúc nào cũng cảm thấy khát nước.
Nhiều chị em giai đoạn này lầm tưởng bản thân uống nhiều nước là do mình ăn quá mặn hay do thời tiết quá nóng. Đó cũng chỉ là một phần lý do, vẫn có khả năng là bạn đang mang thai một em bé mới nên lúc nào cũng cảm thấy bản thân khát nước. Các mẹ phải lưu ý dấu hiệu này nhé!
Buồn nôn
Buồn nôn chắc chắn là một dấu hiệu đơn giản nhất mà chúng ta có thể nhận ra được. Vì lúc cho em bé bú cơ thể người mẹ đã dần hồi phục, buồn nôn chỉ là dấu hiệu khi có thai mới xảy ra, lúc cơ thể bình thường thì dấu hiệu này không còn xảy ra nữa. Chị em đang cho con bú nhưng thấy bản thân hay buồn nôn vào buổi sáng hay vào buổi chiều tối thì nên chuẩn bị tinh thần gia đình sắp chào đón một thành viên mới nữa.
Bé không hứng thú với sữa mẹ
Khi em bé mới sinh sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để bé phát triển, nhưng khi bạn có thai lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Dẫn đến chất lượng sữa không còn thơm ngon như trước, chúng co vị hơi chua vì thế mà bé không còn hứng thú với sữa mẹ. Có đôi khi sữa mẹ bé còn bị tiêu chảy do chất lượng sữa giờ đây đã bị thay đổi.
Đối mặt với những tình huống này, mẹ bầu đừng vội cai sữa ngay cho bé có thể là do chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến bị sữa hoặc bé đang có vấn đề về tiêu hóa nên thường hay bị tiêu chảy. Chị em cần quan sát thêm nhiều dấu hiệu khác để chắc chắn rằng bản thân đang mang thai em bé thứ hai.
Thường xuyên chuột rút
Chuột rút là một dấu hiệu xuất hiện rất sớm trong giai đoạn đầu mang thai. Đa số chị em thường nghĩ rằng bản thân đi lại nhiều hoặc ngồi quá lâu để chơi với con nên hay bị chuột rút. Nhưng thực tế rằng sau khi quá trình thụ thai từ 5 đến 10 ngày người phụ nữ sẽ hay bị chuột rút. Những lần chuột rút này ngày càng gần nhau hơn ví dụ như: họ thường bị vào giữa đêm hoặc trong lúc đi lại trong ngày.
Khi gặp tình trạng chuột rút lúc đang đi các mẹ phải bình tình dùng tay mát xa vùng bị chuột rút hoặc duỗi thẳng chân để máu được lưu thông tốt hơn. Bước tiếp theo chúng ta nên mua que thử thai để kiểm tra xem bản thân có mang thai hay không? Nếu không phải mang thai có thể là do bạn đang có vấn đề về hệ cơ cần đến gặp bác sĩ để chữa trị.
Đau ngực
Đau ngực là biểu hiện thường thấy của phụ nữ mang thai vì lúc này tuyến sữa đang dần hình thành, cộng thêm sự thay đổi của hormone nên ngực của bạn sẽ cảm thấy đau dần. Có đôi khi chị em sẽ thấy ngực đau dữ dội, cơn đau dai dẳng không kết thúc. Nhiều tình huống mẹ bỉm nghĩ rằng cơn đau ngực là do em bé cắn hoặc nút quá mạnh, đó cũng là một phần của lý do.
Nhưng nếu cơn đau này kéo dài lâu hơn, chị em nên nghĩ đến việc bản thân đang mang thai. Sau khi kiểm tra que thử hoặc đã đến xét nghiệm không phải mang thai thì chị em nến đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh của cơ thể nhé!
Các biện pháp tránh thai cho mẹ bỉm sữa
Đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ chúng ta, đây là biện pháp được nhiều phụ nữ trung niên áp dụng nhất. Xác xuất tránh thi đối với vòng tránh lớn lên đến 90%, lại có hạn sử dụng hơn cả 5 năm, mà chi phí để đặt vòng cùng không quá cao nên các chị em có thể tham khảo biện pháp tránh thai này.
Trên thực tế chiếc vòng này được làm bằng đồng được đưa vào tử cung, nhằm tạo ra môi trường hóa hồng ức chế khả năng thủ thai trước khi trứng gặp tinh trùng. Nhờ vậy hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn.
Cấy que tránh thai
Y học hiện ngày nay có thêm một phương ngừa thai dành cho phái đẹp chúng ta đó là cấy que tránh thai. Loại que này giống như một ống nhỏ được đặt dưới da tay của chị em, việc cấy que cũng như một cuộc tiểu phẫu nhỏ, thời gian thực hiện ngắn hơn so với việc đặt vòng tránh thai.
Với biện pháp cấy que thì hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm tùy vào loại que mà bạn sử dụng. Que sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu bạn cấy trước chu kỳ 5 ngày, nếu hơn 5 ngày thì phải đợi đến 7 ngày sau que mới có hiệu lực.
Dùng màng chắn âm đạo
Màng chắn âm đạo cũng là một trong những biện pháp tốt nhất hiện nay được nhiều nàng ưu tiên chọn lựa. Màng chắn được thiết kế hình vòm, nông, vành dẻo dễ dàng được đưa vào tử cung, cũng rất mềm dẻo an toàn với sức khỏe sinh sản của chị em chúng ta.
Nhờ có màng chắn cản trở việc tinh trùng gặp trứng, ngăn cản quá trình thụ thai xảy ra. Nhưng nhược điểm của biện pháp này là đối với các chị em vừa mới sinh, đã từng nạo phá thai hay những người thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì không nên dùng màng chắn âm đạo.
Các bạn cùng nên xem nhiều phương pháp tránh thai khác qua bài viết: Quan hệ như thế nào để không có thai, mang thai?
Có rất nhiều dấu hiện để chúng ta nhận việc mang thai khi cho con bú đối với các chị em phụ nữ. Khi biết mình mang thai chị em nên bình tĩnh, ăn uống điều độ hơn để đủ sức khỏe để chăm em bé mới sinh và đủ dinh dưỡng để nuôi em bé đang lớn dần trong bụng. Đón chào một thành viên mới luôn là một tin tức rất vui vẻ, dù chị em sẽ thêm phần mệt mỏi nhưng nhìn con lớn khỏe mạnh từng ngày đó là một niềm hạnh phúc bất tận.