Tuổi dậy thì hay còn được gọi là lứa tuổi Teen theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Đây là độ tuổi mà các bạn trẻ đang dần hoàn thiện về tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt nhất là sự thay đổi về tâm sinh lý làm cho giới trẻ cảm thấy nhạy cảm với mọi vấn đề xoay quanh cuộc sống.
Các bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như áp lực thi cử, suy nghĩ tự ti về bản thân,…dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, thậm chí còn tìm đến cái chết coi như là cách giải thoát cho cuộc sống hiện tại. Những dấu hiệu trên chính là sự bắt đầu của căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì, vậy bệnh trầm cảm thực sự như thế nào? Nguyên nhân do đâu và giải pháp điều trị là gì?
Nội dung bài viết
Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
Bệnh trầm cảm (Depression) là một căn bệnh tâm lý chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm gần đây. Căn bệnh này gây ảnh hướng lớn đến suy nghĩ, tâm lý của người bệnh, nó khiến họ trở nên ít giao tiếp với mọi người xung quanh, những áp lực tích tụ, dồn nén không được giải tỏa. Ở mọi độ tuổi và tình huống bệnh trầm cảm có nhiều triệu chứng khác nhau với người mẹ thì có trầm cảm sau sinh, với người trưởng thành thì trầm cảm do áp lực, do phá sản.
Còn với tuổi dậy thì biểu hiện rõ nhất của bệnh trầm cảm mà các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy rõ nhất khi con em mình mắc phải là:
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Thường xuyên có biểu hiện tức giận, cáu gắt
- Thích ở một mình, luôn cảm giác mệt mỏi, chán nản
- Có thái độ xa lánh, phản đối với cha mẹ, xã hội
- Luôn có suy nghĩ đến việc tìm đến cái chết bằng nhiều cách khác nhau; hay có xu hướng tự làm bản thân bị thương
- Mất tập trung vào việc học, mất hứng thú với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
- Thường thu mình vào một góc. tránh tiếp xúc với mọi người, chỉ sống trong thế nội tâm của mình
- Cân năng sụt giảm liên tục, lúc nào cũng thấy mệt mỏi, uể oải
- Lúc tức giận thường có những hành vi thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của chính mình
Tùy vào tính cách và giai đoạn phát triển của bệnh trầm cảm mà người bệnh có những dấu hiện khác nhau. Một số bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh trầm cảm khi không có bất kì dấu hiệu nào vì thế các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi này cần theo sát, quan tâm đến con nhiều hơn để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm bao gồm nhiều lý do khác nhau, không thể xác định chính xác bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là do vấn đề gì hay do ai tác động. Những lý do thường gặp dẫn đến bệnh trầm cảm của giởi trẻ như là:
- Gia đình: sự mất mác về người thân, bố mẹ ly dị, sự kỳ vọng quá lớn về thành tích học tập của con em từ phía ba mẹ,…
- Biến cố của cuộc sống: bị lam dụng tình dục hay thể chất. nạn nhân của bạo lực học đường, bị bạn bè xa lánh do cơ thể phát triển khác biệt,…
- Có ám ảnh tâm lý từ những biến cố xảy ra từ lúc nhỏ tích tụ trong một thời gian dài dần dẫn đến chứng rối loạn lo âu,
- Nguyên nhân khách quan: sự phát triển của điện thoại di động thông minh, mạng xã hội, các trò chơi trực tuyến khiến giới trẻ xa rời thực tế, thu mình vào thế giới ảo trên mạng, ít giao tiếp với xã hội bên ngoài.
Một số nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm còn do nguyên nhân di truyền từ bố mẹ hay bất kì người thân cùng huyết thống đã từng mắc phải. Nhưng nhìn chung căn bệnh tâm lý này xuất phát từ việc thiếu chia sẻ, thiếu quan tâm từ người gia đình, bạn bè xung quanh. Đôi khi vì công việc quá bận rộn, các bậc cha mẹ lại quên đi việc phải quan tâm đến con cái, dần đẩy chúng ra xa và hình thành một bức tường vô hình khiến ba mẹ và các con không thể trò chuyện cùng nhau.
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Hiện nay y học rất phát triển các căn bệnh tâm lý điều có phương pháp điều trị có thể dùng thuốc trong một thời gian hoặc dùng đến các trị liệu tâm lý cùng với bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc:
Với các loại thuốc điều trị trầm cảm đều có một số tác dụng phụ nhất định, thời gian đầu có thể khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, chán ăn, thèm ngủ hơn trước. Nếu thể trạng người bệnh tốt thì có thể vượt qua được các tác dụng phụ này. Do đó viêc dùng thuốc chống trầm cảm của thanh thiếu niên đều được chỉ định và theo dõi từ bác sĩ có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi không có đơn thuốc hướng dẫn của y bác sĩ.
Trị liệu tâm lý:
- Bước đầu điều trị các bác sĩ sẽ thực hiện một đánh giá tâm lý sơ bộ để xem xét giai đoạn bệnh mà thanh thiếu niên đang mắc phải. Họ sẽ nói chuyện về suy nghĩ, cảm xúc và những vấn đề mà người bệnh đang vướng vào để có thể tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chứng trầm cảm.
- Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị trầm cảm tốt nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân trong các buổi trị liệu giúp họ thoải mái tinh thần, lúc này người bác sĩ như một tiến sĩ tâm hồn, gỡ hết những rối rắm trong suy nghĩ bệnh nhân.
- Bước trị liều này cần có sự kết hợp với người thân của thanh thiếu niên. Người mắc bệnh trầm cảm đa số là thiếu sự quan tâm của gia đình vì thể việc trò chuyện với người thân nhiều hơn sẽ giúp người bệnh mau chóng hết bệnh.
Ngoài hai phương pháp trên các bậc phụ huynh có thể giúp con em mình thoát khỏi chứng trầm cảm bằng cách châm cứu Đông Y, tham gia các buổi tập Yoga hoặc chơi bất kì một môn thể thao mà người bệnh yêu thích. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn, thời gian học và nghỉ ngơi phù hợp để con em không còn những áp lực từ việc học hành hay thi cử nặng nề.
Lời khuyên tránh bệnh trầm cảm ở trẻ dậy thì
Để tránh bệnh trầm cảm ở trẻ dậy thì các bậc cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cũng như vui cùng các em. Dành thời mỗi tối hoặc các ngày cuối tuần đưa các bạn nhỏ đến công viêc hoặc những nơi ăn uống vui chơi để trẻ có thể giải lao sau những giờ học căn thẳng. Hiện nay ở thành phố ta có rất nhiều địa điểm vui chơi dành gia đình vừa là nơi để bố mẹ nghỉ ngơi vừa là chỗ để các con vui chơi thoải mái như đường sách Nguyễn Văn Bình, cà phê sách, trung tâm thương mại,…
Bên cạnh đó phụ huynh nên xây dựng một thời khóa biểu học tập phù hợp, ngoài giờ học các em có thể chơi game hoặc đọc sách. Hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với điện thoại di động hay các thiết bị có kết nối với mạng internet để tránh các tình huống như nghiện game, nghiện mạng xã hội và nhất là bảo vệ đôi mắt sáng cho con em chúng ta.
Ngoài ra, ba mẹ có thể cùng con tham gia các lớp học kỹ năng, thể thao, tâm lý để thấu hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ dậy thì. Việc ba mẹ quan tâm, chia sẻ mọi thứ vơi con cái, đó là một động lực rất tốt để trẻ giải tỏa được áp lực và sống vui vẻ, lạc quan hơn. Ba mẹ và bạn bè chính là những điểm tựa tinh thần mà trẻ dậy thì cần nhất khi mắc phải những khó khăn trong giai đoạn đầu đời.
Điều quan trọng nhất để các bạn ở tuổi dậy thì không mắc phải bệnh trầm cảm chính là sự quan tâm, chia sẻ từ mọi người xung quanh. Các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi này thì nên thường xuyên trò chuyện với con, đừng tạo quá nhiều kỳ vọng vô tình làm các bạn cảm thấy áp lực. Không những là giới trẻ mà kể cả người lớn cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội, chúng ta nên giao tiếp với nhau nhiều hơn, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời. Một cuộc sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt dù bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào.